Chế độ ăn giàu rau củ quả giúp làm giảm các nguy cơ của rất nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ và đặc biệt là các bệnh ung thư. Điều này đã được khẳng định và được áp dụng như một nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản. Đặc biệt trong thời điểm Tết, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là rất khó khăn và bổ sung rau củ quả cho chế độ dinh dưỡng chính là cách duy trì sự cân bằng cho cơ thể một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, rau củ quả cũng mang tới những nguy cơ có hại cho sức khỏe nếu sử dụng trong tình trạng hư hỏng, không đảm bảo an toàn. Rau củ quả hoàn toàn có thể nhiễm khuẩn gây bệnh, và hương vị - bề ngoài của chúng cũng có thể bị ảnh hưởng nếu không được bảo quản đúng cách.
Làm sạch rau củ quả
Rau củ quả có thể trải qua quá trình vận chuyển đường dài để đến tay người tiêu dùng. Quá trình vận chuyển kéo dài có thể khiến rau củ quả phơi nhiễm với các vi khuẩn gây hại, kể cả dù bề ngoài của rau củ quả dường như không có sự thay đổi. Điều này đúng với tất cả các loại rau củ quả, không phân biệt rau củ quả hữu cơ, rau củ quả không chất bảo quản hay rau củ quả thông thường.
Rửa sạch rau củ quả trước khi ăn là điều cần thiết, song nếu bạn cần bảo quản chúng, tốt nhất là nên bảo quản rau củ quả khi chưa rửa. Việc rửa sạch rau củ quả sẽ ưu tiên khi bạn cần sử dụng ngay, vì nếu bạn rửa và đem bảo quản trong tủ lạnh, nước và độ ẩm có thể khiến rau củ quả nhanh hỏng hơn. Nếu bạn rửa chúng vì chúng quả bẩn rồi mới bảo quản, hãy cố gắng lau sạch chúng trước khi cho vào tủ lạnh.
Bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ bao nhiêu là thích hợp?
Thông thường, bạn nên để tủ lạnh trong khoảng 1 đến 3 độ C. Tốt nhất, bạn nên bảo quản rau trong ngăn kéo nằm ở dưới cùng của hầu hết các loại tủ lạnh hoặc ngăn dành riêng cho rau củ quả nếu có.
Một số rau củ quả bảo quản mức lạnh, ẩm bao gồm: Táo, Súp lơ xanh, Cà rốt, Rau diếp, Cà tím…
Một số loại rau củ quả bảo quản tốt nhất ở mức lạnh, khô như: tỏi, hành tây…
Một số loại rau củ quả bảo quản tốt nhất ở mức ấm, khô như: ớt, bí ngô, bí ngòi, khoai tây…
Tốt hơn hết, nếu các loại rau củ quả đã được rửa và cắt nhỏ, bạn nên bảo quản trong túi kín hoặc hộp nhựa kín để giữ tươi ngon và hạn chế tiếp xúc với không khí. Bạn cũng nên lưu ý là luôn bảo quản rau củ quả và thịt sống riêng biệt, tránh tình trạng lây nhiễm chéo lẫn nhau giữa các thực phẩm.
Bảo quản đông đá thì sao?
Hầu hết tất cả các loại trái cây và rau quả đều có thể được bảo quản trong tủ đông. Đông lạnh có thể làm thay đổi hình dáng và cấu trúc của nhiều loại rau củ quả, nhưng nhìn chung nó vẫn giữ được hương vị, chất dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe mà chúng mang lại.
Đông lạnh rau củ quả cũng là một cách tuyệt vời để dự trữ các thực phẩm này theo mùa. Nếu bạn có ý định đông lạnh rau củ quả, tốt nhất là nên đông lạnh trong hộp kín. Bạn cũng nên tránh đông lạnh các sản phẩm chưa chín, hay cũng không nên để đông lạnh các loại rau mà bạn định ăn sống, chẳng hạn như rau diếp.
Bảo quản ở nơi mát mẻ, khô ráo
Một số loại thực phẩm không nhất thiết phải để trong tủ lạnh hay tủ đông mà chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát là được. Có thể kể đến các loại rau củ quả như cà chua, chuối, khoai tây, chanh… Việc để trong tủ lạnh (như cà chua) có thể làm chúng mất mùi vị và chất dinh dưỡng. Hơn nữa, bảo quản lạnh cũng có thể khiến các loại rau củ quả này bị thay đổi kết cấu.
Thông thường, trái cây thì không cần bảo quản trong tủ lạnh. Nếu bạn bảo quản trái cây, bạn có thể kéo dài hơn thời gian chín của trái cây và giữ chúng tươi lâu hơn. Còn nếu trái cây đã được rửa và cắt hay bóc vỏ, tốt hơn cả là bạn nên bảo quản trong hộp kín.
Tổng kết
Rau củ quả có thể bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ lạnh, mát và thậm chí là không cần trong tủ lạnh vẫn được. Bảo quản rau củ quả giúp đảm bảo an toàn vệ sinh, giữ được hương vị tươi ngon và nhiều giá trị dinh dưỡng. Bạn cũng nên nhớ rửa sạch rau củ quả trước khi sử dụng để tránh khỏi tình trạng nhiễm bẩn bên ngoài trong thời gian dài.
Tham khảo thêm thông tin tại: Những thực phẩm bạn không nên để trong ngăn đá tủ lạnh
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.