Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nên bảo quản thức ăn thừa trong bao lâu để đảm bảo sức khỏe?

Chế biến lại thức ăn thừa có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc. Tuy nhiên, thức ăn thừa để quá lâu lại có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy bạn có thể bảo quản thức ăn thừa trong tối đa bao lâu?

Thời gian bảo quản từng loại thực phẩm là khác nhau

Thời gian bảo quản thực phẩm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cách bạn chế biến thực phẩm, cách bảo quản và tùy thuộc vào loại thực phẩm. Theo đó, một số thực phẩm có thể dễ bị ảnh hưởng bởi các loại mầm bệnh hơn so với các loại thực phẩm khác.

Tuy nhiên, các loại thức ăn thừa thường là sự kết hợp của nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Trong trường hợp này, bạn nên loại bỏ những thực phẩm dễ bị hỏng để có thể bảo quản thức ăn lâu hơn.

Những thực phẩm bảo quản được lâu

- Rau củ và trái cây:

Các loại rau củ, trái cây tươi sống nên được rửa sạch, để ráo nước trước khi ăn. Bạn cũng nên ăn chúng càng sớm càng tốt (tốt nhất là trong khoảng 3 - 5 phút) để đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm.

Các loại rau củ đã nấu chín, bảo quản trong hộp kín có thể để được trong tủ lạnh từ 3 - 7 ngày. Các loại rau củ đóng hộp, đã nấu chín có thể để được từ 7 - 10 ngày trong tủ lạnh.

Các loại rau củ, trái cây có thể được bảo quản khá lâu

Các loại rau củ và trái cây có hàm lượng nước cao (ví dụ như cà chua, dưa chuột, dâu tây) sẽ nhanh bị hỏng hơn so với các loại thực phẩm có hàm lượng nước thấp (như cải xoăn, khoai tây, chuối).

- Bánh mì:

Bánh mì tự làm có thể để được khoảng 3 ngày ở nhiệt độ phòng. Trong khi đó, bánh mì mua sẵn có thể để được khoảng 5 - 7 ngày ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, bạn không nên ăn bánh mì nếu thấy có mốc xuất hiện.

Để bánh mì trong tủ lạnh có thể giúp kéo dài thời gian bảo quản thêm khoảng 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, càng để lâu trong tủ lạnh, bánh mì càng giảm dần chất lượng.

Những thực phẩm có thời gian bảo quản trung bình

Mì Ý và các loại ngũ cốc (như lúa mạch, hạt quinoa) đã nấu chín có thể để được 3 ngày nếu bảo quản đúng cách. Đặc biệt, nếu bảo quản ngay trong ngăn đá sau khi chế biến, bạn có thể để được tới 3 tháng mà không làm mất đi độ tươi của thực phẩm. Các món tráng miệng, các loại đồ ngọt có thể để được từ 3 - 4 ngày trong tủ lạnh.

Những thực phẩm có thời gian bảo quản ngắn

Các thực phẩm có hàm lượng protein, độ ẩm cao sẽ có thời gian bảo quản khá ngắn. Nguyên nhân là bởi chúng dễ dàng bị tấn công bởi một số vi khuẩn nhất định, từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

- Cơm:

Cơm đã nấu chín có thể mang bào tử của vi khuẩn Bacillus cereus. Đây là vi khuẩn có thể tạo ra độc tố, dẫn tới các bệnh đường tiêu hóa. Do đó, bạn nên để nguội cơm trong khoảng 1 giờ, sau đó bảo quản và ăn nốt trong vòng 3 ngày.

- Thịt gia cầm và gia súc:

Thịt gia cầm và gia súc băm nhỏ, đã được nấu chín có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 1 - 2 ngày ở nhiệt độ dưới 5oC.

Các món bít tết, phi lê, sườn, thịt nướng… nên có thể được bảo quản từ 3 - 4 ngày trong tủ lạnh. Nếu để ngăn đá tủ lạnh, bạn nên đưa chúng xuống ngăn mát hoặc dùng lò vi sóng để giã đông, thay vì bỏ ra khỏi tủ lạnh một lúc lâu. Sau khi đã giã đông, các món này nên được ăn nốt trong vòng 2 ngày.

Các loại thịt chế biến sẵn nên được ăn trong vòng 3 - 5 ngày sau khi mở nắp/túi.

- Các loại hải sản, trứng, soup và các món hầm

Trứng có thể chứa vi khuẩn Salmonella, do đó bạn nên ăn hết trứng đã được nấu chín, bảo quản lạnh trong vòng 7 ngày.

Các loại hải sản có thể chứa nhiều mầm bệnh, do đó bạn nên ăn hết chúng trong vòng 3 ngày.

Các loại soup hoặc món hầm (có hoặc không có thịt/cá) thường sẽ để được 3 - 4 ngày trong tủ lạnh.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Bảo quản đúng cách đồ ăn trong tủ lạnh

Vi Bùi H+ (Theo Healthline) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
Xem thêm