Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Quyên, Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học và Vệ sinh an toàn thực phẩm (Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) đã chỉ ra những cách bảo quản thực phẩm sai cách và rất dễ gây ngộ độc, đặc biệt trong những ngày Tết mọi người cần lưu ý.
Thực phẩm tươi sống
Đây là thực phẩm cần bảo quản ở ngăn đông của tủ lạnh để ngăn chặn các vi sinh vật phát triển, đặc biệt là các loại chịu nhiệt. Bởi ở nhiệt độ 100 độ C, một số vi sinh vật vẫn không chết và dễ gây ngộ độc.
Rau, củ, quả
Bảo quản không đúng điều kiện nhiệt độ, rau, củ, quả dễ bị úng, hỏng, vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển dễ gây ngộ độc thực phẩm do ăn sống, nấu không chín kỹ.
Rau củ quả bảo quản lâu ngày cũng có thể bị mốc, sinh ra các độc tố và xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, độc tố nấm không bị phá hủy bởi nhiệt độ, chúng đi vào cơ thể người, chỉ bị đào thải một phần. Khi đủ nồng độ, liều lượng, chúng sẽ gây rối loạn quá trình trao đổi chất, góp phần gây bệnh ung thư cho con người.
Rau củ quả bảo quản lâu ngày cũng có thể bị mốc, sinh ra các độc tố vào cơ thể. Ảnh: Abbitrend
Bánh chưng
Người dân thường có thói quen cắt bỏ phần mốc trên bánh chưng và sử dụng phần còn lại. Tuy nhiên, nấm mốc chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường chỉ là tế bào của nấm mốc. Độc tố của chúng sinh ra nằm sâu trong sản phẩm, hoàn toàn không loại bỏ được. Đặc biệt, độc tố aflatoxin phát triển trên sản phẩm như gạo, bánh chưng là một loại độc tố nấm gây ung thư gan, dạ dày rất lớn. Do vậy, người dân cần bảo quản bánh chưng trong ngăn mát tủ lạnh nếu không sử dụng hết. Khi bánh có dấu hiệu nấm mốc, chúng ta cần bỏ đi không nên sử dụng.
Thức ăn thừa
Người dân cần hạn chế sử dụng thức ăn thừa. Nếu cần bảo quản, chúng ta nên sử dụng hộp kín, nấu lại khi ăn. Việc làm này hạn chế vi khuẩn từ các loại thực phẩm sống lây lan sang thức ăn thừa. Tác động của nhiệt cũng có thể tiêu diệt một số vi sinh vật, hạn chế ngộ độc.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm hữu cơ và những điều có thể bạn chưa biết
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.