Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về số lượng tinh trùng của mình

Khi bạn đang cố gắng có con, việc có số lượng tinh trùng đủ trong ngưỡng bình thường là vô cùng quan trọng. Số lượng tinh trùng bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy vấn đề về sức khỏe.

Số lượng tinh trùng bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 15 triệu cho đến hơn 200 triệu tinh trùng/ml tinh dịch. Số lượng dưới 15 triệu tinh trùng/ml hoặc dưới 39 triệu tinh trùng/1 lần xuất tinh được coi là ít tinh trùng. Số lượng tinh trùng nhiều hơm 200 triệu/ml được coi là nhiều tinh trùng. Bạn có thể xác định được số lượng tinh trùng của mình thông qua xét nghiệm tinh dịch đồ tại các cơ sở y tế hoặc phòng khám nam khoa.

Hiểu về kết quả tinh dịch đồ

Tinh dịch đồ sẽ giúp kiểm tra:

  • Số lượng tinh trùng
  • Hình dáng tinh trùng
  • Sự di chuyển của tinh trùng

Đây là 3 yếu tố rất quan trọng để xác định khả năng sinh sản của nam giới. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy 3 mẫu tinh dịch tại những lần khám khác nhau để thu được kết quả phân tích chính xác nhất.

Dưới đây là các tiêu chuẩn của một mẫu tinh dịch bình thường, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO):

  • Tổng lượng tinh trùng cho 1 lần xuất tinh: 39-928 triệu
  • Lượng tinh dịch mỗi lần xuất tinh: 1.5-7.6ml
  • Mật độ tinh trùng : 15-259 triệu/ml
  • Tổng số tinh trùng có thể chuyển động: 40-81%
  • Số tinh trùng có thể chuyển động tiến tới: 32-75%
  • Tinh trùng có hình dạng bình thường: 4-48%
 

Tại sao số lượng tinh trùng lại quan trọng?

Nếu bạn đang cố gắng thụ thai tự nhiên, thì việc có đủ số lượng tinh trùng là điều cần thiết. Mặc dù để mang thai, chỉ cần có 1 tinh trùng thụ thai với 1 trúng, nhưng càng nhiều tinh trùng khỏe mạnh thì khả năng mang thai sẽ càng cao. Kể cả khi bạn không có ý định muốn thụ thai, thì số lượng tinh trùng là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe. Một nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới có ít tinh trùng sẽ có khả năng có phần tram mỡ cơ thể cao hơn (vòng eo lớn và chỉ số BMI cao) và có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với những nam giới có nhiều tinh trùng. Nam giới có ít tinh trùng cũng có nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch và đột quỵ cao hơn. Vì những lý do đó, nếu bạn được chẩn đoán có ít tinh trùng, bác sĩ có thể sẽ cần phải đánh giá thêm cả lượng testosterone, lối sống và tình trạng sức khỏe chung của bạn.

Số lượng tinh trùng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?

Khả năng làm bạn tình mang thai sẽ giảm đi nếu bạn có ít tinh trùng. Các vấn đề liên quan đến chất lượng tinh trùng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng khiến phụ nữ mang thai.

Các yếu tố liên quan đến khả năng sinh sản của nam giới, trong đó có cả yếu tố ít tinh trùng, là lý do phổ biến khiến các cặp đôi khó thụ thai. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi cũng gặp phải các vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, ví dụ như các yếu tố liên quan đến khả năng sinh sản nữ, như:

  • Buồng trứng thấp
  • Tắc ống dẫn trứng
  • Lạc nội mạc tử cung

Khó thụ thai cũng có thể là hậu quả của việc chưa cố gắng trong thời gian đủ lâu. Trong nhiều trường hợp, kể cả khi không gặp vấn đề gì về sinh sản, cũng phải mất từ 6 tháng đến 1 năm để có thể mang thai.

Nếu bạn trên 35 tuổi và 2 bạn đã cố gắng thụ thai trong vòng 6 tháng, bạn nên đến gặp các bác sĩ sản khoa chuyên về vô sinh. Nếu bạn đã cố gắng thụ thai trong vòng 1 năm và 2 bạn dưới 35 tuổi, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ.

Điều trị tình trạng ít tinh trùng

Vô sinh do ít tinh trùng có thể do nhiều yếu tố gây ra:

  • Di truyền
  • Các phẫu thuật trong quá khứ
  • Tình trạng sức khỏe chung
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật: Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc tắc nghẽn ống dẫn tĩnh, bạn sẽ cần phải phẫu thuật
  • Kháng sinh: nếu bạn bị nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng hoặc khả năng sinh sản, bạn có thể sẽ phải sử dụng kháng sinh
  • Sử dụng thuốc hoặc tư vấn: trong các trường hợp gặp vấn đề về quan hệ tình dục như xuất tinh sớm hoặc rối loạn cương dương
  • Điều trị bằng hormone và thuốc: trong các trường hợp hormone tăng lên quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bạn có thể sẽ cần phải điều trị bằng hormone

Cải thiện số lượng tinh trùng

Mặc dù nhiều nguyên nhân gây ít tinh trùng sẽ cần phải can thiệp y tế, nhưng các thay đổi về lối sống cũng có thể giúp cải thiện số lượng tinh trùng, bao gồm:

  • Giảm cân: thừa cân béo phì có thể làm bạn bị ít tinh trùng. Cố gắng duy trì lối sống lành mạnh thông qua chế độ ăn uống và luyện tập
  • Bổ sung vitamin: hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiến hành xét nghiệm máu xem bạn có bị thiếu vitamin không. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm vào chế độ ăn hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung để giúp phục hồi lượng vitamin và khoáng chất.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, bao gồm rượu bia, thuốc lá, chất cấm
  • Mặc đồ lót thoải mái, làm bằng vải cotton

Nếu bạn có ít tinh trùng và mong muốn có con, bạn cũng có thể lựa chọn các biện pháp như bơm tinh trùng vào tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm hoặc IVF bằng việc tiêm tinh trùng vào bào tương.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 yếu tố giết chết tinh trùng của bạn 

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

  • 14/09/2024

    Có nên bảo quản các sản phẩm chăm sóc da trong tủ lạnh không?

    Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?

  • 14/09/2024

    Cách vệ sinh cá nhân trong và sau mùa bão lũ

    Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.

  • 13/09/2024

    Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết sang Thu

    Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.

  • 13/09/2024

    Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ

    Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?

Xem thêm