Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là một quá trình phức tạp và tốn kém
IVF là gì?
Bình thường, tinh trùng thụ tinh cho trứng trong cơ thể người phụ nữ. Trứng đã thụ tinh sẽ bám vào thành tử cung và phát triển thành phôi thai, thai nhi.
Với IVF, tinh trùng và trứng sẽ được tạo phôi trong phòng thí nghiệm. Sau đó, phôi thai được cấy vào tử cung, hy vọng người phụ nữ sẽ có một thai kỳ thành công và an toàn.
Ai cần thực hiện IVF?
Thụ tinh ống nghiệm chủ yếu được thực hiện cho những phụ nữ bị vô sinh do ống dẫn trứng bị hư hỏng hoặc bị tắc, lạc nội mạc tử cung, các vấn đề về khả năng sinh sản không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, IVF cũng được thực hiện nếu người đàn ông có vấn đề về tinh trùng.
IVF được thực hiện như thế nào?
Thông thường, IVF gồm 5 bước. Nếu bạn dùng trứng của người hiến tặng, quy trình sẽ chỉ gồm 3 bước.
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF giúp những cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn sớm có con
Bước 1: Kích trứng
Người phụ nữ bắt đầu dùng thuốc để tăng lượng trứng. Bởi trong chu kỳ bình thường, người phụ nữ chỉ sản xuất 1 quả trứng, nhưng nếu được dùng thuốc, bạn có thể sản xuất rất nhiều trứng.
Bác sỹ Alfred Rodriguez - Giám đốc y khoa về công nghệ sinh sản tại Bệnh viện Texas Health Presbyterian Plano (Mỹ) cho biết: Các loại thuốc thường được tiêm ở mông, bụng dưới hoặc đùi trên, trong 9 - 11 ngày. Trong thời gian này, bác sỹ sẽ theo dõi tiến trình sản xuất trứng bằng cách siêu âm và đo nồng độ estrogen.
Bước 2: Chọc hút trứng
Khi trứng trưởng thành, chúng sẽ được lấy ra khỏi buồng trứng qua một cuộc phẫu thuật nhỏ. Bạn sẽ phải gây mê để bác sỹ hút trứng. Sau đó, có thể bạn sẽ cảm thấy đau bụng, khó chịu trong vài ngày.
Bước 3: Thụ tinh trong ống nghiệm
Khi trứng đã được thu thập và tinh trùng cũng đã được lấy (từ chồng hoặc người hiến tặng), chúng sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm. Trong một số trường hợp, tinh trùng có thể được tiêm trực tiếp vào trứng (tiêm tinh trùng nội bào) để tăng cơ hội thụ tinh.
Bước 4: Tạo phôi thai
Trứng thụ tinh phát triển bằng cách phân chia, tạo phôi thai. Các chuyên viên IVF sẽ thường xuyên kiểm tra phôi để đảm bảo chúng đang phát triển tốt để sẵn sàng đưa vào cơ thể người phụ nữ.
Bước 5: Chuyển phôi
3 - 5 ngày sau khi trứng được lấy và thụ tinh, phôi sẽ được cấy trong tử cung của người phụ nữ qua một ống mỏng (thực hiện khi người phụ nữ vẫn tỉnh táo). Để tăng khả năng mang thai, các bác sỹ thường sẽ cấy nhiều phôi vào tử cung cùng một lúc - điều này làm tăng khả năng mang song thai, đa thai.
Với những phôi còn lại chưa sử dụng, bạn có thể nhờ các chuyên gia cất trữ bằng cách đông lạnh để sử dụng vào lần sau, hoặc để hiến tặng.
Khoảng 12 - 14 ngày sau khi chuyển phôi, bạn có thể kiểm tra xem có thai hay không.
Rủi ro khi thực hiện IVF
IVF là một quá trình phức tạp và tốn kém. Các loại thuốc kích trứng có thể gây đầy hơi, đau bụng, thay đổi tâm trạng và đau đầu. Trong một số trường hợp, thuốc kích trứng còn có thể gây hội chứng kích thích buồng trứng (OHSS), là sự tích tụ chất dịch ở vùng bụng và ngực cần phải nhập viện theo dõi.
Quá trình chọc hút trứng cũng có thể gây chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương các cơ quan xunh quanh buồng trứng như bàng quang và ruột.
Nếu có thai, thai phụ cũng cần phải theo dõi đặc biệt hơn, để đảm bảo thai nhi phát triển an toàn. Trong trường hợp mang đa thai, nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân cũng cao hơn.
Tỷ lệ thành công khi IVF là bao nhiêu?
Độ tuổi của người phụ nữ có vai trò lớn trong tỷ lệ thành công khi IVF. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, ở độ tuổi 30, tỷ lệ thành công là 50%; Cuối độ tuổi 30 tỷ lệ thành công là 21%; Với những phụ nữ 41 - 42 tuổi, tỷ lệ này là 11% và thấp hơn nếu càng lớn tuổi.
Điều quan trọng cần nhớ là, bạn gặp khó khăn trong việc thụ thai không có nghĩa là bạn buộc phải làm thụ tinh ống nghiệm. Có rất nhiều cách tự nhiên giúp tăng khả năng sinh sản, giúp bạn nhanh có thai hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khám phá bí ẩn của hiện tượng khiếm khuyết phôi thai khi thụ tinh ống nghiệm
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.