Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ăn bắp cải hằng ngày giúp phòng nhiều bệnh

Bắp cải là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm mùa đông của mỗi gia đình. Không chỉ là một loại rau ngon, bổ, rẻ, dễ chế biến, bắp cải còn có nhiều tác dụng phòng và chữa bệnh.

Từ thế kỷ thứ 19, cải bắp (còn gọi là bắp cải) là một loại cây rau được di thực vào nước ta, trồng ở những nơi có khí hậu mát lạnh. Dần dần về sau nó được trồng ở nhiều nơi trong nước ta với nhiều loài lá dày, lá mỏng, màu trắng, tím, đỏ.

Bắp cải có tên khoa học là Brassica oleracea L. varcapitata DC thuộc họ cải. Mùa đông, bắp cải cuốn chặt và thu hoạch với năng suất cao nhất.

Bắp cải được chế biến thành nhiều món ăn như: luộc, xào, nấu súp, làm dưa góp hoặc cầu kỳ hơn làm món bắp cải cuốn thịt rồi hấp.

Tác dụng phòng và chữa bệnh của bắp cải

Chống béo phì: Trước bữa ăn nên cho người thừa cân béo phì ăn một ít bắp cải luộc hay nộm bắp cải sẽ có hiệu quả giảm đói (vì bắp cải chỉ có 29kcalo/100g ăn được). Bắp cải ngăn quá trình chuyển gluxit thành chất béo.

 

Bệnh tim mạch: Bắp cải có tỷ lệ chất cellulose cao, đặc biệt trong bắp cải đỏ có tới 4g/100g nên có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm nguy cơ vữa xơ mạch máu. Hàm lượng kali trong bắp cải cũng cao nên có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu điều hòa chức năng tim.

Bắp cải sạch còn giúp phòng chống ung thư.

Bệnh tiểu đường typ 2 do giảm quá trình đồng hóa gluxit nên giảm đường máu.

Bệnh về mắt: Giúp sáng mắt nhờ có nhiều betacaroten, lutein và zeaxantin.

Giúp các vết loét mau lành: Nhất là vết loét trong đường tiêu hóa như miệng, dạ dày, tá tràng, ruột. Mỗi lần uống 100ml nước ép bắp cải có lá màu xanh, ngày 3-4 lần. Nước ép bắp cải sẽ tạo lớp màng nhầy vừa có tác dụng che chở vết loét vừa giúp tái tạo niêm mạc.

Giúp chữa khản tiếng giống như củ cải bằng cách ngậm nước cải ép rồi nuốt từ từ, mỗi ngày 10 lần chia đều trong ngày.

Ăn bắp cải để phòng chống ung thư

Một nghiên cứu ở Mỹ gây bệnh ung thư cho động vật thí nghiệm rồi cho ăn bắp cải. Sau một thời gian cho kết quả giảm 90% ung thư so với lô không ăn bắp cải. Theo GS. Wattemberg (Viện Đại học Minesota), cơ chế chống ung thư (còn tiềm ẩn, chưa phát bệnh) của bắp cải là: Ức chế các chất sinh ung thư trong cơ thể người bệnh; Trung hòa chất sinh ung thư ngoại lai để tống ra khỏi cơ thể; Bảo vệ màng tế bào chống lại sự phân hóa vô tổ chức của tế bào ung thư, hạn chế sự phát triển của ung thư.

 

Ăn bắp cải để thực đơn có đủ nhóm chất dinh dưỡng

Bắp cải được xếp vào nhóm 4 của ô vuông thức ăn, cũng như các loại rau, củ, quả nó là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng. Bắp cải có đủ 10 loại chất khoáng mà cơ thể cần như canxi, kẽm, sắt, đồng, selen, kali... trong đó selen là chất chống ôxy hóa, khử gốc tự do, ức chế khối u phát triển, chống lão hóa. Về vitamin bắp cải có nhiều vitamin nhóm B, vitamin C, K, E và nhất là các loại betacaroten, lutein. Zeaxantin có lợi cho mắt, đặc biệt có nhiều trong bắp cải đỏ.

Thành phần trong 100g ăn được của bắp cải thông thường là: nước 90g, protein 1,8g (có đủ 18 axit amin cần thiết), gluxid 5,3g, kali 190mg, betacaroten 65mcg, lutein + zeaxantin 310mcg.

Nếu là bắp cải đỏ thì hàm lượng tăng hơn như kali 243mg, betacaroten 670mcg, lutein + zeaxantin 329mcg.

Những điều cần lưu ý khi ăn bắp cải:

Bắp cải lưu giữ dioxin tận tế bào gây độc cho người ăn vì thế phải chọn loại bắp cải sạch nghĩa là phải được trồng và phát triển trong môi trường đất sạch, nước sạch, không khí sạch không dùng hóa chất thuốc trừ sâu, không gần nơi sản sinh dioxin như bãi rác đang cháy, lò nung xi măng, lò luyện gang thép, lò đốt rác... Khi luộc bắp cải nên cho vài lát gừng tươi để khử hàn.

Người suy thận nặng không nên ăn bắp cải vì có hàm lượng kali cao. Người có tính hàn, dễ bị tiêu chảy, đái đêm nên ăn hạn chế.

Bắp cải có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế nên chúng ta chỉ ăn ở mức vừa phải không ăn quá nhiều. Thay đổi nhiều loại rau củ trong bữa ăn hàng ngày cũng làm cho bữa ăn hấp dẫn và ngon miệng hơn.
BS. NGUYỄN THỤC ANH - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 05/11/2024

    Phải làm sao khi da đầu khô trong mùa Thu Đông?

    Da đầu khô, bong vảy trắng là vấn đề thường gặp trong thời tiết hanh khô của mùa Thu Đông. Bạn nên chăm sóc da đầu và mái tóc đúng cách với các nguyên liệu tự nhiên để giảm hiện tượng này.

  • 05/11/2024

    Thực phẩm chức năng giúp giảm hormone căng thẳng cortisol

    Hormone căng thẳng cortisol tăng cao quá mức có thể kéo theo nguy cơ tăng đường huyết, tăng huyết áp và tăng cân. Một số thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ cơ thể kiểm soát stress hiệu quả, từ đó giảm nồng độ cortisol.

  • 05/11/2024

    Thực phẩm bổ sung probiotic có tác dụng giảm cân hay không?

    Thực phẩm bổ sung probiotic chứa các lợi khuẩn, men vi sinh giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Liệu bổ sung probiotic có giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng hay không?

  • 04/11/2024

    Thiếu hụt loại vitamin nào gây rụng tóc?

    Thiếu hụt vitamin có thể gây ra nhiều tác động khó chịu cho cơ thể, bao gồm cả rụng tóc.

  • 04/11/2024

    Những lưu ý quan trọng khi bổ sung vitamin K2 và D3 cho trẻ em

    Bổ sung phối hợp vitamin K2 và vitamin D3 cho trẻ nhỏ là một chủ đề đang được nhiều bậc phụ huynh và các chuyên gia y tế quan tâm. Việc phối hợp hai loại vitamin này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp và sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, cần có những lưu ý quan trọng trong quá trình bổ sung. Bài viết này sẽ đi sâu vào những vấn đề cần lưu ý khi bổ sung vitamin K2 và D3 cho trẻ nhỏ.

  • 03/11/2024

    Vitamin K2 - MK4 và MK7: Lựa chọn nào tốt hơn khi bổ sung cùng Vitamin D3 cho trẻ em?

    Thông qua bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ cũng bạn đi sâu vào tìm hiểu MK4 và MK7, so sánh các đặc tính và tác dụng của chúng, để giúp xác định lựa chọn loại Vitamin K2 tối ưu để kết hợp cùng Vitamin D3, giúp tối ưu hóa tác động đối vớisức khỏe của trẻ em.

  • 02/11/2024

    Những thực phẩm giàu Vitamin K2 bậc nhất

    Vitamin K2 (Menaquinone) quan trọng với sức khỏe của xương, có trong sữa, thực phẩm lên men và các sản phẩm từ động vật.

  • 02/11/2024

    Dấu hiệu thiếu Canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Canxi là chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của hệ xương, cơ, thần kinh, nội tiết của cơ thể. Thiếu hụt Canxi ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các dấu hiệu thiếu canxi phổ biến ở trẻ, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời.

Xem thêm