Nước ta có nhiều loại chuối như chuối tiêu, chuối tây, chuối hột. Trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và làm thuốc nhiều nhất.
Chuối tiêu thơm ngon, giàu dinh dưỡng do chứa bột đường (glucose, fructose, sucroe); protein là albumin và globulin, mà được cấu tạo bởi các acid amin cần thiết; các vitamin: A, B, C, H...; các nguyên tố Ca, Fe, Mg, K, Na, Zn... và nhiều enzym: amylase, invertase... Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Dùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai. Vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tính ôn; có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả. Củ chuối: vị ngọt, lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối: vị ngọt, chát, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Hằng ngày có thể ăn 1 - 5 quả; 20 - 30g vỏ chuối; 60 - 120g tươi củ chuối.
Một số đơn thuốc và thực đơn chữa bệnh:
Chữa đái ra máu: củ chuối tươi 120g, cỏ nhọ nồi 30g. Sắc lấy nước, uống trong ngày.
Chữa trĩ ra máu: chuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín, ăn trong ngày, dùng nhiều lần.
Chữa phế nhiệt, đàm suyễn: củ chuối tươi 60g, rau sam 30g. Giã nát ép lấy nước, đun âm ấm để uống.
Chữa mụn nhọt ở sống lưng, viêm cơ: củ chuối hay rễ chuối, giã nát đắp chỗ đau.
Chữa trúng độc do ăn uống: củ chuối tiêu 200g - 500g, thái miếng, sắc đặc lấy 1 bát. Cho uống để gây nôn.
Phòng và chữa viêm loét dạ dày: chuối tiêu xanh thái lát, phơi hay sấy ở nhiệt độ dưới 500C, tán bột. Ngày uống 20 - 30g.
Chuối luộc: chuối chín 2 - 3 quả, để cả vỏ luộc chín, cho ăn cả vỏ. Dùng cho các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại xuất huyết.
Chuối hấp đường phèn: chuối chín 2 - 3 quả, đường phèn 100g. Chuối cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón.
Kiêng kỵ: Không dùng nhiều khi bị tiêu chảy, đầy bụng trướng hơi.
Chuối tiêu thơm ngon, giàu dinh dưỡng, lại là vị thuốc nhuận tràng nhuận phế trị táo bón, trĩ xuất huyết, phế nhiệt.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.