Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ai dễ mắc ung thư? Các triệu chứng phát hiện sớm căn bệnh này

Ung thư là bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển và phát triển. Khi tuổi thọ tăng và mức độ phát triển công nghiệp hóa tăng thì bệnh ung thư cũng có xu hướng gia tăng.

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Có rất nhiều loại bệnh ung thư. Ung thư có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như phổi, tuyến vú, dạ dày, đại trực tràng, ở trong máu...

Các loại bệnh ung thư có nhiều điểm chung, nhưng cũng có nhiều khác biệt trong quá trình bệnh phát triển và di căn. Vậy các yếu tố có nguy cơ ung thư là gì, đối tượng nào dễ mắc?

1. Điểm chung của các bệnh ung thư

Mỗi loại tế bào trong cơ thể có những nhiệm vụ riêng biệt. Các tế bào bình thường sẽ phân chia theo trật tự nhất định. Chúng sẽ chết đi sau khi đã bị hỏng và được thay tế bằng tế bào mới. Ung thư là một loại bệnh mà trong đó các tế bào phát triển không có điểm dừng. Tế bào ung thư tiếp tục phát triển và tạo thêm tế bào mới. Chúng sẽ lấn át các tế bào bình thường, việc này sẽ gây hủy hoại các bộ phận của cơ thể, nơi mà ung thư xuất hiện.

Các tế bào ung thư cũng sẽ di chuyển sang bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ, các tế bào ung thư tại xương có thể di chuyển đến phổi và phát triển ở đó. Khi các tế bào ung thư di chuyển sang bộ phận khác sẽ gọi là di căn. Khi ung thư xương di căn đến phổi, bệnh vẫn được gọi là ung thư xương vì đó là nguồn gốc bệnh bắt đầu.

Ung thư gan phổ biến ở nam giới.

2. Các bệnh ung thư khác nhau thế nào?

Một số loại bệnh ung thư có xu hướng phát triển và di căn rất nhanh chóng. Với một số loại khác, quá trình này sẽ diễn ra chậm hơn. Mỗi loại bệnh cũng sẽ đáp ứng với điều trị theo các cách khác nhau. Một số loại bệnh ung thư được chữa trị tốt nhất bằng biện pháp phẫu thuật. Một số loại điều trị bằng xạ trị. Một số khác sẽ tốt hơn khi điều trị bằng hóa trị (hóa chất), miễn dịch, đích. Thông thường bác sĩ sẽ phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị để đạt kết quả tốt (điều trị đa mô thức).

Khi một người mắc bệnh ung thư, bác sĩ sẽ tìm ra đó là loại ung thư gì, ở giai đoạn bệnh nào để từ đó đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp với loại ung thư và giai đoạn bệnh của người bệnh.

Hình ảnh ung thư dạ dày các giai đoạn.

3. Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư

Yếu tố nguy cơ ung thư là bất cứ cái gì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh ung thư.

Một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được và một số khác thì không thể. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được bao gồm:

  • Tuổi của bạn

  • Giới tính (liên quan tới nội tiết)

  • Lịch sử bệnh của gia đình.

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như:

  • Thói quen sinh hoạt

  • Hút thuốc

  • Nhai trầu

  • Uống rượu

  • Thói quen ăn uống

  • Lối sống

  • Quan hệ tình dục không an toàn

  • Lây nhiễm virus viêm gan B, C,E,

  • Tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng (đặc biệt ánh nắng có nhiều tia cực tím).

  • Các yếu tố ô nhiễm khác trong môi trường cũng có liên quan tới ung thư.

Những yếu tố nguy cơ không nói lên tất cả. Có một hay nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ mắc bệnh, nhưng có nhiều yếu tố tác động thường xuyên, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Cũng có nhiều người mắc bệnh ung thư có thể không thấy yếu tố nguy cơ nào được biết đến. Ngay cả khi một người bị mắc bệnh ung thư có nhiều yếu tố nguy cơ, thông thường cũng rất khó biết yếu tố nguy cơ nào là chủ yếu gây ra bệnh ung thư.

4. Ai dễ mắc bệnh ung thư?

Theo thống kê tại Việt Nam, ước tính có khoảng 150.000 người mới mắc bệnh ung thư hằng năm. Khoảng 57% trong số đó là nam giới và 43% là nữ giới. Ung thư có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ em, nhưng đa phần ung thư sẽ xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi. Mọi nhóm dân tộc đều có thể mắc ung thư.

Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng năm 2010 ở Việt Nam có tối thiểu (những ca ghi nhận được) là 126.307 trường hợp ung thư mới mắc ở cả hai giới. Trong đó nữ giới có 54.367 trường hợp ung thư, nam giới có 71.940 trường hợp ung thư.

Các giai đoạn ung thư di căn sang các cơ quan khác.

10 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới tại Việt Nam năm 2010 xếp theo thứ tự gồm:

  • Ung thư phổi

  • Ung thư dạ dày

  • Ung thư gan

  • Ung thư đại – trực tràng

  • Ung thư thực quản

  • Ung thư vòm họng

  • Ung thư hạch

  • Ung thư máu

  • Ung thư tuyến tiền liệt

  • Ung thư khoang miệng

10 loại ung thư có tỷ lệ mới mắc cao ở nữ giới tại Việt Nam (năm 2010) sắp xếp theo thứ tự phổ biến nhất là:

  • Ung thư vú

  • Ung thư đại – trực tràng

  • Ung thư phế quản- phổi

  • Ung thư cổ tử cung

  • Ung thư dạ dày

  • Ung thư giáp trạng

  • Ung thư gan

  • Ung thư buồng trứng

  • Ung thư hạch

  • Ung thư máu.

Vì vậy, ung thư có thể gặp ở bất cử tuổi nào, bất cứ ai. Tuy nhiên, tầm soát ung thư thường nhằm vào các đối tượng dễ bị, đối tượng nguy cơ cao và nhằm vào các bệnh ung thư thường gặp.

Đối tượng nguy cơ cao là những người trong gia đình có người bị ung thư. Thuộc nhóm tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao, những người có tiếp xúc yếu tố nguy cơ cao gây ung thư. Chẳng hạn, ung thứ vú thường gặp ở nữ trên 40 tuổi, phụ nữ béo phì, phụ nữ mãn kinh dùng nội tiết tố nữ thay thế. Ung thư đại tràng thường gặp ở người trên 50 tuổi, tiền căn gia đình có người bị ung thư đại tràng.

Như vậy có thể nói, ung thư ai cũng có thể mắc, việc dự phòng là vô cùng quan trọng. Cách dự phòng tốt nhất là:

  • Tích cực đi khám sức khỏe định kỳ

  • Không hút thuốc lá

  • Hạn chế bia, rượu và đồ uống có cồn

  • Duy trì cân nặng hợp lý

  • Thường xuyên rèn thể dục, thể thao.

  • Cần xây dựng chế độ ăn giàu rau quả, chất xơ, protein, hạn chế thịt đỏ, hạn chế ăn đồ chiên nướng, uống nhiều nước...

  • Ngoài ra cần tiêm vaccine HPV phòng ung thư cổ tử cung, vaccine viêm gan B phòng ung thư gan cũng đang là các biện pháp hữu hiệu hiện nay.

Triệu chứng phát hiện sớm ung thư, cần đi khám để chẩn đoán sớm:

1. Tiết dịch, máu bất thường (ung thư vú, ung thư cổ tử cung)

2. Đau đầu, ù tai,ngạt mũi một bên, chảy nước mũi có máu (ung thư vòm)

3. Nói khó, nuốt vướng (ung thư thanh quản thực quản)

4. Đau bụng, đầy bụng sau khi ăn, nôn ra máu hoặc có máu trong phân (ung thư dạ dày)

5. Nổi hạch bất thường (ung thư hạch)

6. Thay đổi tính chất nốt ruồi hoặc có vùng da bất thường (ung thư hắc tố hoặc ung thư da)

7. Rối loạn tiêu hóa kéo dài, thay đổi trong việc đi đại tiểu hàng ngày, nhất là đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu (ung thư đường tiêu hóa và ung thư tiết niệu)

8. Sờ thấy cộm trong vú, tiết dịch ở núm vú không phải sữa (ung thư vú)

9. Ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực, khó thở (ung thư phổi)

10. Sụt cân không rõ lý do.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Ai dễ mắc ung thư vú và cách nhận biết?

ThS.BSCKII. Nguyễn Quốc Dũng - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm