Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 vũ khí chống ung thư hàng đầu trong bữa cơm hàng ngày

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, ngoài yếu tố môi trường và gen di truyền, việc xuất hiện ung thư liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ngăn ngừa ung thư có thể bắt đầu từ chế độ ăn uống, lựa chọn thực phẩm tươi và học cách sử dụng "thực phẩm tốt" để giảm nguy cơ ung thư.

Dưới đây là 4 dưỡng chất chống ung thư hàng đầu có thể tìm thấy trong các món ăn hàng ngày:

Chất xơ: Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng

Mặc dù không mang lại giá trị dinh dưỡng nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chất xơ có thể giúp cơ thể phòng ngừa ung thư hiệu quả. Khả năng này của chất xơ đến từ việc chúng có thể hấp thu các độc tố trong hệ tiêu hóa, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cholesterol và lipid. Đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Bên cạnh đó, các loại chất xơ hòa tan còn là thức ăn cho các lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột. Với một hệ vi sinh khỏe mạnh, nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa sẽ được giảm một cách rõ rệt.

Nguồn thực phẩm:

- Ngũ cốc: yến mạch, gạo lứt, khoai lang…

- Rau: cải xanh, súp lơ, đậu bắp…

- Trái cây: táo, cam, ổi…

Vitamin A: Cải thiện sức khỏe niêm mạc

Vitamin A là chất chống oxy hóa mạnh mẽ và hoạt động như một hormone trong cơ thể.

Vitamin A được tìm thấy ở các dạng khác nhau. Vitamin A có sẵn trong thịt, cá và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, vitamin A được lưu trữ trong trái cây, rau quả và các sản phẩm từ thực vật khác.

Vitamin A có thể ngăn ngừa tổn thương mô do các gốc tự do, cải thiện sức khỏe niêm mạc, giúp ích cho việc phòng chống ung thư khoang miệng, thực quản, dạ dày, da, mũi, họng, phổi và các bệnh ung thư khác.

Nguồn thực phẩm:

- Các loại rau củ quả: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, cà chua, rau chân vịt, cải xoăn…

- Các loại thịt: gan heo, lòng đỏ trứng gà, cá…

- Các loại trái cây: xoài, đu đủ, bưởi…

Vitamin C: Ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư phổi

Theo Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K, vitamin C là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể con người không tự sản xuất được mà cần bổ sung từ thực phẩm. Vitamin C có nhiều trong các loại rau tươi và quả mọng, quả có múi.

Vitamin C có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể con người, đặc biệt là với bệnh nhân ung thư.

Cụ thể, vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trong và sau khi điều trị ung thư. Vitamin C giúp tăng cường sản xuất tế bào lympho và tế bào thực bào, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Vitamin C cũng giúp các tế bào này hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ chúng khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do.

Bên cạnh đó, những người thường ăn các sản phẩm thịt chế biến sẵn nên bổ sung đủ vitamin C để ngăn chặn sự kết hợp của nitrit và amin trong xúc xích, thịt nguội tạo thành nitrit, một chất gây ung thư. Vitamin C đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư phổi.

Nguồn thực phẩm:

-Các loại rau: ớt, mướp đắng, cải xanh…

- Trái cây: ổi, kiwi, cam, dâu tây, đu đủ…

Selen: Cải thiện khả năng miễn dịch và chống oxy hóa

Selen có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng đối với các enzym oxy hóa khử (như glutathione peroxidase) trong cơ thể, để ngăn ngừa tổn thương tế bào và tăng khả năng chống oxy hóa, từ đó ngăn ngừa ung thư.

Bên cạnh đó, selen được chứng minh là có tác dụng giúp hồi phục ADN trong các tế bào bị tổn thương, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Nguồn thực phẩm:

- Đậu phụ, tôm, gà, cá tuyết, trứng, sò…

- Tỏi, rau mồng tơi, hành tây, nấm rơm…

- Các loại hạt: vừng, hạnh nhân, quả hạch…

Theo các chuyên gia, ưu tiên hàng đầu để ngăn ngừa ung thư là giữ một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài việc ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính, nếu người béo phì có thể giảm cân, họ cũng có thể giảm nguy cơ ung thư. Ngoài ra, chế độ ăn uống nhẹ và uống nhiều nước, tập thể dục vừa phải, giải tỏa căng thẳng, và thường xuyên kiểm tra sức khỏe đều là những cách giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi ích quan trọng của thực phẩm lên men trong phòng chống ung thư.

Minh Nhật - Theo Dân trí
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm