9 mẹo giúp mẹ không lộ vùng nhạy cảm khi cho con bú ở nơi công cộng
Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những điều tuyệt vời nhất mà một người mẹ có thể làm cho thiên thần bé nhỏ của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào, họ cũng có thể thoải mái, tự tin thực hiện thiên chức, nhất là ở nơi công cộng.
Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp các mẹ có thể tận hưởng khoảnh khắc riêng tư giữa mình và con mà không rơi vào cảnh hớ hênh hay làm ảnh hưởng đến người khác:
1. Biết quyền của mình
Cho con bú ở nơi công cộng là điều hoàn toàn hợp pháp. Chắc chắn sẽ có những ánh mắt khó chịu nhưng bạn không cần thiết phải cảm thấy xấu hổ hay lo lắng khi đáp ứng nhu cầu cần thiết của con mỗi lần ra ngoài.
Cho con bú là một trong những hình ảnh đẹp nhất thể hiện tình mẫu tử. Ảnh: Hello Doctor
2. Tập luyện trước gương khi ở nhà
Nếu lo lắng về việc hớ hênh, mẹo này sẽ giúp bạn đảm bảo không có gì vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Bản thân em bé cũng đã là một "tấm chắn" hiệu quả cho mẹ. Bạn có thể thử cho con bú với nhiều trang phục khác nhau để biết cái gì tiện nhất cho cả mẹ và con.
Có những em bé không thích để vải chạm vào mặt khi bú, một số bé khác thì dễ dàng hơn. Hiểu bản thân, hiểu con và thực hành sẽ giúp bạn tìm ra phương án tốt nhất.
3. Chọn trang phục thoải mái
Bạn có thể mua các trang phục được thiết kế phục vụ cho việc cho bú với những phần áo mở "bí mật" giúp bạn không để lộ nhiều da thịt mà vẫn đảm bảo được việc cho bé bú. Hoặc cũng có thể tận dụng quần áo bình thường. Một chiếc áo phông rộng rãi là lựa chọn tốt trong các hoàn cảnh thông thường. Bạn chỉ cần vén một bên áo lên khi cho con ti. Độ rộng của áo của sẽ giúp che đi phần lớn bụng và ngực.
Với áo sơ mi, bạn có thể cởi cúc dưới hoặc cúc trên nếu bé không thích áo chạm mặt. Những chiếc đai quấn bụng (hỗ trợ nâng đỡ lúc mang bầu hoặc làm gọn bụng sau khi sinh) cũng có tác dụng giúp mẹ tự tin vén áo cho co bú mà không sợ lộ bụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể khoác bên ngoài một chiếc áo khoác mỏng mỗi khi ra ngoài cùng bé.
4. Dùng địu
Ngày nay, có rất nhiều loại địu cho phép mẹ cho bé ti một cách dễ dàng ngay cả khi đang địu. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc hở bụng và ngực. Thậm chí có thể đi lại ngay cả khi cho con bú.
Dùng địu và một chiếc áo co giãn hợp lý, mẹ có thể cho bé bú rất dễ dàng. Ảnh: Boba
5. Chọn áo ngực hợp lý
Những chiếc áo ngực dáng thể thao, co dãn rất thích hợp cho các mẹ đang cho con bú. Bạn sẽ không phải cởi áo mà chỉ đơn giản là kéo nhẹ phần cúp ngực ở bên cho bé ti. Ngoài ra, cũng có rất nhiều loại áo ngực cho con ti mà các bạn có thể sử dụng từ khi mang bầu.
6. Chọn địa điểm ngồi
Chỗ ngồi của mẹ khi cho con ti cần đảm bảo 2 yếu tố: thoải mái, lý tưởng nhất là có phần hỗ trợ lưng, và tránh những con mắt tò mò của những người qua đường.
Ở nhà hàng, đó là những vị trí ở phía trong, sát tường. Ở trung tâm thương mại là các phòng thay đồ. Bạn cũng có thể chọn những chiếc ghế dài có cây bên cạnh. Trên xe bus, ngồi ở các dãy ghế phía sau, cạnh cửa sổ cũng giúp bạn che chắn phần nào. Ở không gian ngoài trời, bạn có thể ngồi dựa vào gốc cây hoặc một chiếc ghế có phần tựa lưng.
Nếu không có tất cả những lựa chọn trên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Tìm một chỗ thoáng và có đủ không gian để xoay xở với bé. Cho em bé được no bụng và dễ chịu luôn là ưu tiên số một.
7. Quay người khi cho con vào khớp ngậm
Khoảnh khắc dễ lộ da nhiều nhất chính là lúc bắt đầu cho ti, để bé vào đúng khớp ngậm. Với những lúc này, bạn có thể tế nhị quay người một chút vào góc khuất hơn và trở lại tư thế bình thường khi bé đã ngậm ti đúng tư thế. Bạn cũng nên làm thế khi bé nhả ti.
8. Cân nhắc khăn che
Nếu không thực sự thoải mái khi cho con bú nơi công cộng, bạn có thể mang theo một chiếc khăn choàng cỡ lớn để che cơ thể và cả bé mỗi khi bé ti. Để tránh lúng túng, bạn nên tập làm quen với khăn trước ở nhà.
Có không ít phụ nữ phản đối việc sử dụng khăn che, với quan niệm cho rằng cho con ti là một hành động đẹp, không có lý do gì phải che chắn kỹ càng như đang phạm tội như vậy. Tuy nhiên, cũng có những người đơn giản làm điều đó vì sự tiện lợi của bản thân chứ không phải vì cảm giác ngại ngùng trước đám đông.
Bạn có thể tham khảo tất cả các ý kiến. Tuy nhiên, điều bạn nên cân nhắc cuối cùng vẫn là cảm xúc và sự bình an của chính bản thân.
Những chiếc khăn che quá kín không còn là lựa chọn phổ biến của các bà mẹ bởi chúng gây khó chịu cho bé và làm mẹ khó quan sát bé. Ảnh: AliExpress
9. Mỉm cười
Nếu bắt gặp những cái nhìn tò, săm soi, bạn hãy nhìn thẳng và mỉm cười. Hãy nhớ rằng bạn đang làm một việc quan trọng với con. Một nụ cười thân thiện sẽ giúp bạn hóa giải được không khí căng thẳng xung quanh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bú mẹ có lợi cho sự phát triển răng miệng của trẻ
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.