Giảm cân sau sinh là mục tiêu, mong muốn của rất nhiều chị em phụ nữ.
Dưới đây là những thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giúp mẹ giảm cân sau sinh an toàn, không ảnh hưởng tới con:
Tránh các thực phẩm giàu chất béo
Chất béo không phải là kẻ thù của cơ thể. Tuy nhiên, sau khi sinh, nhiều mẹ không có thời gian tập thể dục, kết hợp với quá trình trao đổi chất chậm khiến chất béo trở thành một thành phần có hại cho cơ thể.
Do đó, bạn nên học cách kiểm soát, giảm lượng chất béo trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không nên cắt bỏ chất béo hoàn toàn vì chúng vẫn cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào quá trình sản xuất sữa mẹ.
Cố gắng ngủ đúng giờ
Nên rèn cho con ngủ đúng giờ để không ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ.
Thông thường, các bà mẹ sẽ phải dành nhiều thời gian chăm sóc cho con, đặc biệt là vào ban đêm. Điều này khiến bạn bị mất ngủ và luôn thấy mệt mỏi, muốn ngủ nhiều hơn trong ngày.
Tuy nhiên, càng ngủ nhiều thì cơ thể càng gặp khó khăn trong việc chuyển hóa chất béo. Tốt hơn hết, hãy cố rèn cho con thói quen thức - ngủ đúng giờ để chính bạn có thể đảm bảo chu kỳ giấc ngủ của bản thân.
Không bỏ bữa
Dù bạn thường xuyên phải cho con bú và không thể ăn cơm đúng bữa, nhưng đừng vì vậy mà bỏ bữa hoàn toàn. Việc bỏ bữa sẽ gây rối loạn quá trình trao đổi chất, từ đó khiến mẹ khó giảm cân sau sinh. Thêm vào đó, nhịn ăn quá lâu sẽ khiến bạn vô thức ăn nhiều hơn để thỏa mãn cơn đói.
Dù bận trông con, mẹ cũng không nên bỏ bữa để có thể giảm cân hiệu quả.
Lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh
Do không kịp ăn đúng bữa, nhiều bà mẹ có thói quen tìm tới các loại đồ ăn sẵn, đồ ăn nhanh chứa nhiều muối, đường và chất béo không bão hòa. Các loại thực phẩm này thường chứa rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhưng lại khiến bạn dễ tăng cân khó kiểm soát.
Thay vào đó, hãy chuyển sang ăn các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh hơn như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, pho mát… để hỗ trợ giảm cân sau sinh an toàn.
Uống nhiều nước
Thiếu nước, mất nước cũng có thể khiến bạn thấy đói và muốn ăn nhiều hơn, do đó hãy đảm bảo bạn uống đủ khoảng 8 cốc nước/ngày. Đặc biệt, những bà mẹ đang cho con bú cũng cần uống nhiều nước hơn nữa.
Vận động nhiều hơn
Dù có chế độ ăn uống lành mạnh, bạn vẫn sẽ khó giảm cân nếu không vận động nhiều. Do đó, một khi bác sỹ cho phép bạn có thể tập luyện, hãy cố vận động nhiều hơn.
Nếu không có đủ thời gian đi tới phòng tập, bạn có thể tranh thủ tập tại nhà, tích cực làm việc nhà vừa sức.
Kiểm soát lượng đường tiêu thụ hàng ngày
Dù các loại trái cây, nước trái cây được coi là những thực phẩm lành mạnh, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều. Những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, tiền đái tháo đường đặc biệt nên chú ý tới lượng đường tiêu thụ trong bữa ăn hàng ngày. Nếu tiêu thụ quá mức, chúng cũng có thể bổ sung calorie không cần thiết, ảnh hưởng tới quá trình giảm cân.
Nịt bụng sau sinh
Nịt bụng nhẹ nhàng có thể giúp tử cung trở về kích thước bình thường nhanh hơn, giảm kích thước vòng eo. Trên thực tế, nịt bụng không có tác dụng giảm cân, nhưng có thể giúp vùng bụng chảy xệ sau khi sinh trở nên thon gọn hơn.
Do việc nịt bụng sớm sau sinh không được khuyến khích, bạn nên hỏi bác sỹ khi nào mình có thể bắt đầu nịt bụng. Phụ nữ sinh mổ thường không được khuyến khích thực hiện biện pháp này vì có nguy cơ thoát vị.
Tập yoga
Tập yoga sau sinh có rất nhiều lợi ích cho người mẹ. Các bài tập này vừa giúp bạn thư giãn, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Tập yoga cũng giúp tăng cường sức mạnh, tăng khả năng chịu đựng, giúp bạn vận động nhanh nhẹn hơn và hỗ trợ quá trình giảm cân sau sinh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mẹ bỉm sữa muốn giảm cân – Không khó, nếu biết cách.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Một số thực phẩm bổ sung có thể giúp tăng cường hiệu quả của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe trái tim.