8 vấn đề làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà mẹ mang thai
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem vì sao phụ nữ mang thai trằn trọc cả đêm và gợi ý một số giải pháp để có một giấc ngủ ngon.
1. Đi tiểu nhiều lần
Trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân do nhiều yếu tố, trong đó có lượng progesterone giảm và tử cung chèn ép bàng quang.
Giải pháp: Tránh uống nước 2 giờ và đi tiểu hết trước khi đi ngủ.
2. Buồn nôn
Buồn nôn hay còn gọi là ốm nghén, là tình trạng thường xảy ra trong ba tháng đầu thai kỳ. Mặc dù là ốm nghén thường xảy ra vào ban ngày nhưng đôi khi lại xảy ra vào buổi tối hoặc giờ đi ngủ.
Giải pháp: Đặt bánh cạnh giường để khi đói bà bầu có thể lấy bánh ăn ngay, tránh để bụng đói. Bạn cũng có thể uống trà gừng để làm giảm cơn buồn nôn.
3. Đau lưng
Thường thì đau lưng xảy ra vào cuối tháng thứ sáu và cuối tháng thứ chín. Bé lớn lên và hormone relaxin sản sinh trong quá trình mang thai kết hợp với nhau làm suy yếu dây chằng.
Giải pháp: Đặt gối cho bà bầu giữa chân để đỡ lưng, và ngủ quay về phía bên trái. Ngủ về phía bên trái làm giảm sự lưu thông máu và oxy tới tử cung và em bé. Thêm vào đó, phụ nữ mang thai nên luyện tập có thể khiến lưng khỏe mạnh hơn, như bài tập duỗi chân và xoay xương chậu.
4. Hội chứng chân không nghỉ
Hội chứng chân không nghỉ xảy ra với khoảng 20% phụ nữ mang thai và thường ở ba tháng cuối thai kỳ, là nguyên nhân chính gây mất ngủ thai kỳ.
Giải pháp: Hãy bổ sung đủ folate và sắt. Luyện tập hằng ngày như đi bộ hay co duỗi cũng rất có lợi. Tránh dùng cafein, nicotine và rượu bia. Cuối cùng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa về loại thuốc bạn có thể dùng vì một số loại thuốc có thể khiến hội chứng này xấu hơn.
5. Mất ngủ
Trong khảo sát của một số nghiên cứu tại Mỹ năm 2014, 79% phụ nữ được cho là mắc chứng mất ngủ trong giai đoạn mang thai.
Giải pháp: Tạo thói quen đi ngủ từ từ và ổn định giờ giấc ngủ. Tìm hiểu một số mẹo thư giãn như giãn cơ, thở bằng cơ bụng qua những hình ảnh hướng dẫn. Nhưng trên hết, hãy rèn luyện thói quen ngủ nghỉ lành mạnh, tức là không dùng caffein sau bữa trưa, không dùng máy tính, điện thoại hoặc tivi trước khi đi ngủ. Nếu bạn vẫn khó ngủ, hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Chứng mất ngủ nếu không được điều trị, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh.
6. Chứng ngưng thở lúc ngủ
Chứng ngưng thở lúc ngủ là nguyên nhân chính dẫn tới tăng huyết áp thai kỳ và tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn nằm trong số 40% phụ nữ ngáy trong khi mang thai, có thể bạn sẽ không chỉ ngáy thôi đâu, mà còn có thể ngưng thở lúc ngủ.
Giải pháp: Nói chuyện với bác sĩ để khám chứng bệnh này để có thể tìm ra giải pháp phù hợp nhất
7. Chuột rút ở chân
Ước tính có 1/3 phụ nữ mang thai bị chuột rút dữ dội ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nguyên nhân có thể do thiếu canxi và magie trong thai kỳ. Em bé trong bụng mẹ cần rất nhiều canxi.
Giải pháp: Tham khảo lượng canxi và magie cần thiết từ bác sĩ. Phụ nữ mang thai có thể cần bổ sung canxi hoặc vitamin D3. Magie có nhiều trong hạnh nhân, hạt điều, các loại đậu, và các sản phẩm từ sữa.
8. Tắc mũi (viêm mũi thai kỳ)
Tắc mũi và hiện tượng phổ biến trong thai kỳ, cũng là nguyên nhân chính gây nên khó ngủ. Tắc mũi là do sự kết hợp của dịch nhầy tăng (do nồng độ estrogen gây nên) cũng như lượng máu cao khi mang thai.
Giải pháp: Nâng cao phần đầu giường hoặc dùng gối để nâng đầu. Tránh sử dụng cafein, và thực phẩm cay vì là những chất có thể khiến phụ nữ mang thai bị tắc mũi nghiêm trọng hơn. Dùng hơi nước nóng từ vòi hoa sen trước khi ngủ, hoặc nhỏ nước muối cũng có thể giảm nhẹ tình trạng tắc mũi.
Thông tin thêm trong bài viết: Những quy tắc vàng để có giấc ngủ ngon khi mang thai
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thời điểm uống cà phê cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một thời điểm uống cà phê trong ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim...
Đối với hầu hết mọi người, tăng huyết áp không có dấu hiệu cảnh báo. Cách duy nhất để bạn biết mình bị huyết áp cao là thông qua chỉ số huyết áp. Nhưng theo thời gian, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn thương các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm động mạch, tim, não, thận, mắt, v...v... May mắn thay, có những thay đổi về lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Thử những thay đổi này vào buổi sáng khi huyết áp của bạn bắt đầu tăng, thậm chí trước khi bạn thức dậy là thời điểm đặc biệt tốt để bắt đầu. Hãy tìm hiểu những thói quen này cùng VIAM nhé.
Tỏi nướng không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích của tỏi nướng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa đông.
Cuối năm, thời điểm mà không khí hối hả bao trùm, đặc biệt là với dân văn phòng. Áp lực công việc với deadline dồn dập, những buổi tiệc tùng liên miên khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Vậy làm thế nào để xua tan mệt mỏi, lấy lại năng lượng để đón một năm mới tràn đầy hứng khởi? Hãy cùng Viện y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những bí quyết hữu ích để "sạc đầy pin" cho cả thể chất lẫn tinh thần.
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.