Thường xuyên đi tiểu
Khắc phục: tránh uống nước trước khi đi ngủ ít nhất 2h và đi tiểu trước khi đi ngủ.
Buồn nôn
Khắc phục: hãy để một ít bánh quy ở cạnh giường của bạn, đừng để dạ dạ trống vì nó sẽ gây những khó chịu về tiêu hóa. Trà gừng cũng có thể giúp bạn bớt buồn nôn.
Đau lưng
Đau lưng khá hay gặp ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Sự phát triển của đứa bé và hóc-môn Relaxin sản xuất khi mang thai, có thể làm giãn các dây chằng.
Khắc phục: Hãy nằm nghiêng trái để giúp tăng lượng máu và oxy trao đổi giữa mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, những bài tập làm tăng sức mạnh của lưng như những bài tập chân và khung chậu, an toàn và đem lại nhiều lợi ích.
Hội chứng tay chân bồn chồn
Khắc phục: Bổ sung acid folic và sắt. Những bài tập hàng ngày như đi bộ và các bài tập kéo dãn cũng có hiệu quả. Tránh sử dụng cà phê, thuốc lá và rượu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa về bất kì loại thuốc nào mà bạn sử dụng vì một vài thuốc có thể gây ra hội chứng này.
Mất ngủ
Theo khảo sát về giấc ngủ năm 2014 của Tổ chức quốc gia về giấc ngủ Mỹ, 79% phụ nữ có thao gặp khó khăn để bắt đầu vào giấc ngủ, khó ngủ khi mang thai.
Khắc phục: Hãy đi ngủ vào giờ nhất định hàng ngày. Học các kĩ thuật thư giãn như thả lỏng cơ, thở bụng. Và trên tất cả là không sử dụng Cafein sau buổi trưa, không sử dụng máy tính, điện thoại di động, ti-vi trước khi đi ngủ. Nếu bạn vẫn tiếp tục khó ngủ, hãy đến gặp bác sĩ. Nếu bạn không điều trị chứng mất ngủ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối, rất có khả năng dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân chính của tăng huyết áp thai kì, cũng như tiểu đường thai kì.
Khắc phục: hãy đến gặp bác sĩ để được đánh giá về chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu điều trị nó, có thể sẽ cải thiện được huyết áp cũng như đường máu của bạn.
Chuột rút ở chân
Ước tính khoảng 1/3 phụ nữ mang thai bị chuột rút ở chân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nó có thể là do mức canxi và magie thấp khi mang thai. Sự phát triển của đứa bé đòi hỏi canxi.
Khắc phục: Thảo luận với chuyên gia y tế của bạn về lượng canxi và magie. Bạn có thể cần uống các sản phẩm bổ sung canxi, vitamin D3. Những thức ăn giàu magie như hạnh nhân, hạt điều, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa.
Ngạt tắc mũi (viêm mũi khi mang thai)
Khắc phục: nằm đầu cao khi ngủ, không sử dụng Cafein, tắm nước ấm trước khi đi ngủ, hoặc sử dụng thuốc xịt mũi, tránh thức ăn cay.
Tóc bạc xuất hiện là hiện tượng không thể tránh khỏi trong quá trình lão hóa tự nhiên. Bên cạnh tuổi tác, một vài yếu tố như dinh dưỡng, môi trường sống cũng góp phần thúc đẩy tóc bạc sớm.
Histamine là một chất hóa học khắp cơ thể bạn có vai trò gây dị ứng và một số tình trạng khác. Các tác nhân tạo ra histamine bao gồm các chất gây dị ứng và một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm histamine.
Vitamin C là một loại vitamin quan trọng giúp chúng ta đối phó với các bệnh nhiễm trùng mùa Đông. Vì vậy trong những tháng lạnh giá bạn nên thêm các loại rau quả giàu vitamin C vào chế độ ăn của mình.
Bông cải xanh chứa chất xơ và sulforaphane có thể giữ lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức ổn định.
Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ chỉ ra một số thực phẩm mà người bị đường huyết cao nên tránh trong các dịp lễ sắp tới.
Cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào tại bài viết dưới đây.
Nhân Ngày Trẻ em Thế giới 2023, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam phát động chiến dịch “Mở lòng và kết nối” nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên.
Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn mãn kinh ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe, trong đó có vấn đề răng miệng. Trong thời kỳ này, hormone estrogen suy giảm có thể gây ra các triệu chứng nha khoa.