Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Tạm biệt 3 tháng đầu nôn ói thường xuyên và ăn uống không ngon miệng, bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, những cảm giác này sẽ dần biến mất. Mẹ cũng cần biết rằng trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, em bé bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay và đặc biệt não cũng phát triển. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp bé yêu khỏe mạnh, thông minh.

Các thực phẩm nên ăn

- Ăn thức ăn giàu protein: 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển nhanh chóng nên nhu cầu protein tăng cao. Thực phẩm giàu protein là thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa…

- Ngoài ra, các axit béo omega-3 và choline cũng cần được tăng cường cho bộ não và hệ thần kinh của bé trong giai đoạn phát triển "bùng nổ" này. Hiệp hội An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến nghị, trong quá trình mang thai, mỗi ngày người mẹ cần bổ sung 350 - 450mg EPA và DHA (hai chất thuộc nhóm axit béo omega-3). Vào giai đoạn cuối thai kỳ, lượng này có thể tăng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu để hình thành 70% não bộ và hệ thần kinh của trẻ.

3 tháng giữa là thời điểm thai nhi tăng tốc phát triển, mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

- Thời kì mang thai 3 tháng giữa, thai nhi phải hấp thu một lượng lớn canxi để cấu thành nên bộ xương cho thai nhi, vì thế các mẹ bầu dễ bị thiếu canxi, gây đau răng viêm lợi… Chính vì thế các mẹ bầu nên tăng cường thức ăn thực phẩm giàu canxi như tôm con, tép, cua, sữa … để cung cấp đủ canxi cho thai nhi.

- Bổ sung sắt cho cơ thể: thực phẩm giàu sắt như trứng gà, sữa, đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh … cần bổ sung vào mỗi bữa ăn để đề phòng việc thiếu máu cho mẹ bầu. Nếu mẹ bầu thiếu máu trong thời kì này dễ dẫn tới những hậu quả tai hại cho cả thai nhi và thai phụ, như có thể bị đẻ non, thai chết lưu, hay mẹ bầu có thể bị chảy máu nhiều sau sinh…

- Chất xơ: Mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất xơ trong ngũ cốc, khoai lang, trái cây, rau xanh,... và uống nhiều nước để cải thiện tình trạng táo bón, trĩ…

- Vitamin là chất không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các mẹ bầu: vitamin A giúp mẹ bầu có sức đề kháng tốt, tốt cho sự phát triển của thai nhi; vitamin B giúp cho sự phát triển của cả mẹ và con, đồng thời giúp mẹ bầu bài tiết sữa tốt sau sinh nở; cung cấp vitamin C đầy đủ có thể phòng chống bệnh thiếu máu; vitamin D giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu canxi và các khoáng chất tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của xương thai nhi và đề phòng loãng xương ở mẹ bầu. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin là rau xanh, hoa quả tươi, trứng gà, cà rốt…

Các thực phẩm không nên ăn

- Đồ ăn cay, nóng: Không chỉ dễ làm mất nước, thực phẩm dạng này còn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ bài tiết của mẹ bầu, dẫn đến bệnh đau dạ dày, trĩ và táo bón. Tình trạng táo bón nặng có thể khiến bụng bị nén xuống khi phải rặn nhiều, tử cung theo đó cũng bị ép, gây động thai hoặc sinh non.

- Nói không với thức uống có chất kích thích như caffeine hay cocain, bởi nó sẽ gây hệ quả tim đập nhanh, buồn nôn, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

- Đồ ngọt: Lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm hao tổn canxi, hơn nữa, lại rất dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ.

- Hạn chế nêm nếm bột ngọt, mì chính, thức ăn sẵn, đồ hộp… vì chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia … không tốt cho cơ thể.

Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm