Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 nguyên nhân khiến bạn khó giảm cân

Rất nhiều người thường xuyên gặp khó khăn với các vấn đề cân nặng và luôn thắc mắc vì sao không thể có được thân hình đáng mơ ước đúng theo lộ trình vào mùa hè.

Bác sĩ nội tiết nổi tiếng David Ludwig, chuyên gia về béo phì tại Đại học Harvard đã lý giải được nguyên nhân cho hiện tượng này – và đều nằm trong thói quen ăn uống của bạn.

1. Ăn quá nhiều sau khi tập thể dục

Hàng trăm nghiên cứu đã đề ra câu hỏi này, liệu tập thể dục có phải là giải pháp giúp người ta giảm cân hay không? Các nghiên cứu này bao gồm tất cả những hoạt động thể chất ngày một tăng và lôi kéo hàng nghìn người tham gia.

Với mỗi nghiên cứu đều cho chung một kết luận: một số người giảm vài cân, một số khác tăng vài cân, nhưng đa phần số cân nặng lại chẳng thay đổi là bao. Các hoạt động thể chất mang lại rất nhiều ích lợi như tăng cảm giác ngon miệng và phát triển các khối cơ, nhưng giảm cân không thường là một trong số ích lợi ấy.

Nguyên do khiến việc tập thể dục không giúp ta tiêu hao cân nặng là do các hoạt động này thường khiến chúng ta đói hơn, từ đó ăn nhiều hơn. Và càng không may nữa là đốt cháy calo thì khó chứ tích tụ calo thì dễ hơn rất nhiều. Bạn có thể đi bộ 30 phút và làm tiêu hao 200 calo, nhưng ngay lập tức bạn đã bổ sung 200 calo vừa mất bằng việc uống một cốc nước năng lực sau đó.

Thêm một đặc điểm nữa cho thấy nếu chúng ta càng tập luyện nhiều ở một thời điểm, thì giai đoạn sau chúng ta càng có xu hướng tập ít đi. Trong một nghiên cứu, ba mươi bảy thanh niên bị béo phì tập luyện ở các cấp độ khác nhau (cường độ cao, cường độ thấp và nghỉ ngơi) vào ba buổi sáng riêng rẽ. Như dự đoán, các thanh niên này đốt cháy được nhiều calo hơn trong suốt quá trình luyện tập thay vì nghỉ ngơi. Nhưng đến buổi chiều lượng calo tiêu hao sẽ giảm một cách đáng kể sau những bài tập cường độ cao. Bất kể những người tham gia có tập luyện nhiều thế nào, tổng lượng calo tiêu thụ trong cả ngày vẫn duy trì như cũ.

2. Cơ thể bạn có một ‘điểm tới hạn’ tự nhiên

Một trong các nghiên cứu đầu tiên của bác sĩ Ludwig thử nghiệm với chuột đã khám phá ra mức độ phức tạp của các hệ thống kiểm soát cân nặng cơ thể. Kết quả ông thu được rất tuyệt vời. Nếu để chuột nhịn đói vài ngày, cân nặng của chúng đương nhiên sẽ giảm. Nhưng cuối cùng khi được tiếp cận với nguồn thức ăn, chúng sẽ ăn cho đến khi số cân nặng đã mất của chúng hoàn toàn phục hồi.

Trường hợp ngược lại cũng cho ra kết quả tương tự. Nếu ép buộc những chú chuột này ăn thật nhiều để tăng cân, sau đó chúng sẽ lảng tránh thức ăn cho đến khi cân nặng trở lại như cũ.

 

nguyen-nhan-khien-ban-kho-giam-can-diem-gioi-han

Dựa trên thử nghiệm này, rõ ràng đây là bằng chứng cho thấy động vật nhận thức được số cân nặng nó muốn hướng tới là bao nhiêu. Đây cũng củng cố cho ý tưởng con người chúng ta đều có khuynh hướng tự nhiên thay đổi lượng thức ăn nạp vào hàng ngày để chạm đến “điểm tới hạn” trong tiềm thức. Tương tự như cách vận hành của bộ ổn nhiệt trong phòng vậy.

Khi bạn thay đổi thói quen, chính bản năng sinh học của bạn sẽ chống lại thói quen mới, cũng như khi bạn hạn chế lượng thức ăn thì ngay lập tức cơ thể phản hồi bằng các cơn đói dồn dập. Về lâu về dài, ý tưởng kiểm soát cân nặng sẽ là thay đổi chính sự vận hành sinh học của bạn để tạo nên sự thích nghi hoàn toàn tự nhiên.

Bởi thế hãy cố tập trung vào các món bạn ăn thay vì để ý đến lượng calo trong đó. Các tác động sinh học của thức ăn sẽ tạo nên tất cả khác biệt về cảm giác đói hay no, năng lượng hoạt động ở mức cao hay thấp, tăng hay giảm cân và một cuộc sống khỏe mạnh hay bệnh tật triền miên.

3. Chểnh mảng bữa sáng

Không phải bữa sáng nào cũng mang tác dụng như nhau.

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của bác sĩ Ludwig, mười hai chàng trai được đưa cho ba bữa sáng khác nhau vào ba ngày khác nhau. Mỗi bữa sáng đều mang hàm lượng calo như nhau, nhưng khác về loại và lượng carbohydrate.

Bữa sáng đầu tiên bao gồm yến mạch ăn liền, sản sinh rất nhiều carbohydrate. Bữa thứ hai là yến mạch thô, mang lượng carbohyrate tối thiểu. Bữa sáng thứ ba là trứng tráng rau cùng hoa quả, bao gồm nhiều protein và chất béo, ít carbohyrate và không có tinh bột. Đến trưa các tình nguyện viên được phép ăn tùy thích từ các đĩa đựng bánh mì, bánh vòng, hoa quả, bánh kẹo... Những người sử dụng yến mạch ăn liền vào bữa sáng sẽ ăn nhiều hơn cả (1.400 calo), tiếp đó là yến mạch thô (900 calo) và cuối cùng là trứng cùng hoa quả (750 calo).

Và đây chính là 650 calo khác biệt ở bữa ăn tiếp theo.

4. Bạn đang theo một chế độ giảm cân ít calo

Phần lớn các khuyến nghị giảm cân đều ủng hộ quan niệm đơn giản ‘một calo là một calo’. Nhưng thực tế việc tiêu thụ ít calo hơn không phải điều cơ thể bạn cần và cũng chẳng khiến bạn giảm cân thành công. Khi chúng ta trở nên đói cực độ, chúng ta không thể tập trung vào bất cứ thứ thức ăn gì bên cạnh và mỗi lúc một yếu, và cuối cùng đầu hàng cơn đói của chúng ta. Nếu chu trình kinh khủng này lặp lại thường xuyên sẽ khiến quá trình trao đổi chất chậm lại, làm việc giảm cân gần như trở nên không thể thực hiện. Hạn chế lượng calo không phải chìa khóa cần thiết với nỗ lực giảm cân – thứ quan trọng ở đây là những món bạn ăn vào người.

Hiện nay tỷ lệ béo phì đang ở mức kỷ lục và các công ty thực phẩm khuyến khích những bằng sáng chế kiểu “gói snack 100 calo”. Thực tế, các loại bánh, kẹo và gia vị trộn salad “ít chất béo”, “thực phẩm thay thế khỏe mạnh” thực tế chứa nhiều đường và ít chất dinh dưỡng hơn các loại bình thường. Thay vì đếm lượng calo, hãy nghĩ đến việc thức ăn sẽ tác động ra sao đến cơ thể bạn. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các thực phẩm chứa nhiều carbohyrate tác động xấu đến quá trình trao đổi chất lẫn cân nặng của cơ thể vượt quá tác động của calo, trong khi các loại hạt, dầu olive và socola đen (những loại thực phẩm giàu calo) có vẻ lại giúp ngăn ngừa béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch.

5. Chất tạo ngọt không vô hại như chúng ta lầm tưởng

Một số chất tạo ngọt chứa sacarin (đường hóa học) thay cho đường và không hề chứa fructose hay glucose. Mặc dù các chất tạo ngọt không có calo, chúng vẫn gây nhiều tác động với cơ thể chúng ta.

 

Hoa-qua-tuoi-giup-giam-can

Những chất hóa học tổng hợp trong chất tạo ngọt kích thích vị giác cảm nhận vị ngọt mạnh gấp hàng nghìn lần so với đường tự nhiên. Đây chính là tác nhân gây hại với những ai đang thực hiện chế độ ăn kiêng. Những người thường xuyên sử dụng chất tạo ngọt có thể sẽ thấy các thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như hoa quả không còn hấp dẫn nữa, và không tài nào nuốt nổi các loại thực phẩm không hề có vị ngọt như rau củ. Các chất tạo ngọt cũng được phát hiện là tác nhân gây ra cơn đói bởi chúng khiến cơ thể tiết ra insulin và đưa calo đến các mô mỡ.

Cách tốt nhất để đối phó với cơn thèm ngọt của bạn là hãy sử dụng các loại hoa quả tươi. Khi bạn muốn đồ ăn có vị ngọt ngào hơn, hãy thử siro phong hoặc mật ong thay cho đường. Nếu bạn từ bỏ các chất tạo ngọt, bạn có thể sẽ thây các loại hoa quả tươi theo mùa thực sự có vị ngon hơn rất nhiều.

6. Những cơn đói kiểm soát cuộc đời bạn

Khi máu trong cơ thể ít calo, não của bạn sẽ tự động bật hệ thống cảnh báo dẫn đến những cơn đói cồn cào. Đấy cũng là lúc chúng ta thèm thuồng các loại thức ăn chứa nhiều carbohydrate như khoai tây chiên, bánh, kẹo bởi đó chính là những thứ giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn chỉ trong chốc lát.

Vấn đề ở chỗ chính các loại thực phẩm này mang đến nhiều tác hại vào những giờ sau đó, tạo thành một vòng lặp có tính gây nghiện. Thực phẩm giàu carbohydrate cũng giống như lạm dụng thuốc vậy. Dù tâm lý của chúng ta lúc đó vững vàng ra sao, các loại thực phẩm giàu carbohydrate cũng khiến chúng ta dễ dàng sa đọa. Bằng việc hạn chế và loại bỏ các thực phẩm này, bạn sẽ thấy các vấn đề về hành vi liên quan đến thức ăn của bạn sẽ đột ngột được cải thiện. Hãy thử sử dụng đậu gà, dầu olive và phomat pacma.

7. Hiểu sai công dụng của muối

Phần lớn các loại thực phẩm công nghiệp đều chứa vô số muối giúp chúng có vị ngon hơn. Hạn chế các loại thức ăn này đồng thời cũng giúp làm giảm lượng muối nạp vào người. Tuy nhiên bác sĩ Ludwig, người đứng đầu nghiên cứu đưa ra một câu hỏi: Khi liên quan đến muối, liệu ăn ít có tốt hơn không?

Hạn chế muối quá mức có thể gây ra những tác hại tiêu cực. Một nghiên cứu gần đây thực hiện với một trăm nghìn người trong vòng bốn năm đăng trên tạp chí Thuốc New England công bố: những ai tiêu thụ natri vào khoảng 3 đến 6 gram, cao hơn lượng được khuyến cáo, sẽ có ít nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặc các bệnh gây tử vong. Đương nhiên những phát hiện này sẽ cần được lý giải một cách thận trọng, song suy cho cùng, nguy cơ mắc các bệnh thường gặp nói trên vẫn đáng xét hơn các tác hại đến từ muối.

Nhưng dù sao chúng ta đều biết việc hạn chế muối từ mức trung bình xuống thấp tạo nên các ảnh hưởng xấu đến huyết áp và thậm chí có thể gây ra các vấn đề về trao đổi chất. Chúng ta có thể kiểm soát huyết áp bằng cách hạn chế đường và các thực phẩm ăn liền giàu carbohydrate, giảm căng thẳng và tăng các hoạt động thể thao.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giúp bạn giảm cân lành mạnh khi đang cho con bú

Dương Hậu - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm