Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 lời khuyên về cách lựa chọn thực phẩm khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai là vấn đề được quan tâm bởi mẹ bầu nào cũng muốn đem đến cho bé yêu sự phát triển tốt nhất.

1. Những băn khoăn của mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng

Minh A, 23 tuổi phân vân không biết nên uống thuốc gì cho em bé khoẻ và ăn uống gì cho con mau phát triển, có cần kiêng món gì không vì món nào Minh A. cũng có thể ăn được.

Mẹ bầu Lan Gi. mang thai 11 tuần, hay bị đầy bụng kèm táo bón, lo lắng không biết có ảnh hưởng tới thai nhi không và nên ăn uống như thế nào để đảm bảo an toàn cho bé.

Còn Lê Hoàng Nhật H. hỏi mang thai 3 tháng đầu có được ăn tôm không vì người chồng nghe nói bà bầu không đươc ăn tôm nên cấm vợ ăn tôm.

Những thắc mắc trên cũng là tâm tư của nhiều mẹ bầu, nhất là những người mang thai lần đầu thường băn khoăn không biết chế độ ăn như thế nào giúp thai nhi phát triển tốt.

Ngay cả khi vẫn thường ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, thì việc mang thai vẫn cần một số điều chỉnh. Có thể cần thêm chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể đang thay đổi và thai nhi đang phát triển. Điều này không có nghĩa là thai phụ phải tuân theo một chế độ nghiêm ngặt nhưng cần chú ý về lựa chọn thực phẩm như hạn chế thực phẩm không chất phụ gia, chất bảo quản, thuốc trừ sâu, hormone hoặc các hóa chất khác.

2. Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ cách lựa chọn thực phẩm khi mang thai

Dưới đây là lời khuyên của Thạc sĩ, BS Nguyễn Đức Minh – Chuyên gia dinh dưỡng về cách lựa chọn một số thực phẩm hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh.

 

Ngũ cốc nguyên hạt

7 lời khuyên về cách lựa chọn thực phẩm khi mang thai - Ảnh 2.

Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm nên lựa chọn khi mang thai.

Khi một loại ngũ cốc được chế biến sẽ bị loại bỏ chất xơ và các chất phytochemical giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp ngăn ngừa bệnh tật. Ngũ cốc nguyên hạt là loại carbs tốt, đặc biệt đối với người mang thai. Chất xơ mà ngũ cốc cung cấp giúp duy trì năng lượng cho thai phụ lâu hơn so với ngũ cốc tinh chế và giúp ngăn ngừa táo bón, một vấn đề phổ biến khi mang thai.

Lựa chọn trái cây và rau hữu cơ khi có thể

Việc thai nhi tiếp xúc với nhiều chất gây ô nhiễm hóa học nguy hiểm hơn so với việc tiếp xúc sau khi sinh ra. Tránh thuốc trừ sâu gây độc thần kinh là một điều tốt cho sự phát triển của não bộ, cho dù đó là thai nhi hay trẻ nhỏ. Nếu không thể tìm hoặc mua thực phẩm hữu cơ, hãy rửa sạch sản phẩm.

Nên ăn các loại rau và trái cây nhiều màu sắc, mỗi màu cung cấp các chất dinh dưỡng và đặc tính bảo vệ khác nhau. Màu càng đậm thì càng nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Rau quả chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển thích hợp của thai nhi, chẳng hạn như canxi, chất xơ, sắt, vitamin C và folate …

Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối

Lượng muối và khả năng giữ nước luôn đi đôi với nhau, đặc biệt là khi đang mang thai. Đối với một số phụ nữ, lượng folate, natri cao có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ tiềm ẩn, chẳng hạn như huyết áp cao.

Thực phẩm nhiều muối là những thực phẩm được chế biến đóng hộp. Thực phẩm đã qua chế biến thường có nhiều thành phần như chất béo, đường, muối… và thường chứa ít chất dinh dưỡng.

Tránh thực phẩm được làm bằng phụ gia hóa học

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai nên tránh thực phẩm có chất phụ gia. Các chất phụ gia hóa học không chỉ không an toàn cho thai nhi khi chúng đi qua nhau thai mà còn có thể gây ra các vấn đề về dạ dày, chứng đau nửa đầu và chứng mất ngủ ở người lớn kể cả có thai hay không.

Lựa chọn cá

7 lời khuyên về cách lựa chọn thực phẩm khi mang thai - Ảnh 4.

Cá hồi nhiều omega 3 tốt cho thai phụ.

Cá chứa axit béo omega 3, một chất dinh dưỡng quan trọng cho tim của cả mẹ và bé, sức khỏe miễn dịch và sự phát triển trí não của bé. Nhưng một số loài cá bị nhiễm thủy ngân, các hợp chất công nghiệp độc hại, ure ướp cá, những chất có thể gây ra các vấn đề từ tổn thương não và hệ thần kinh đến ung thư.

Vì vậy, phụ nữ mang thai nên lựa chọn cá an toàn bao gồm cá hồi nuôi, cá da trơn, cá hồi Alaska hoang dã và cá bơn. Nếu không ăn cá, thai phụ có thể bổ sung omega 3 từ quả óc chó và hạt lanh xay; ăn cùng với ngũ cốc hoặc sữa chua.

Ăn thực phẩm giàu protein và không có hormone

Khi mang thai, cần nhiều loại thực phẩm giàu protein. Protein tốt là thịt và gia cầm không có hormone.

Protein có cả trong các loại đậu, các sản phẩm từ đậu nành. các loại hạt, ngũ cốc. Nếu không ăn thịt đỏ, một trong những nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất, hãy sử dụng các loại thực phẩm giàu chất sắt khác, chẳng hạn như ngũ cốc, hạt diêm mạch...

Nước uống

Thai phụ nên uống khoảng 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày (tương đương khoảng 13 cốc) nhưng phải đảm bảo rằng nguồn nước sạch và an toàn. Nước trái cây có thể là một nguồn axit folic tuyệt vời cho thai phụ nhưng lại chứa nhiều đường và hầu hết không có chất xơ. Khi uống nước trái cây, hãy tránh những loại được làm ngọt bằng đường hoặc si-rô có hàm lượng đường fructose cao (calo rỗng); thay vào đó hãy chọn nước ép trái cây 100%.

 

Tham khảo thêm thông tin tại  bài viết: Ăn cua, cá và hải sản có an toàn khi mang thai?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm