Trà gừng có thể giảm buồn nôn và nôn.
Cung cấp vitamin và khoáng chất
Thói quen uống trà gừng cũng là cách để bổ sung các vitamin và khoáng chất (như vitamin C và B6, magne, kali, đồng, mangan, chất xơ và nước) vào chế độ ăn uống. Vitamin và khoáng chất đều rất cần thiết cho sự phát triển và chức năng bình thường của cơ thể. Chẳng hạn như, vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt, duy trì sức khỏe của mô và chữa lành vết thương. Vitamin B6 hỗ trợ hình thành các tế bào hồng cầu và duy trì chức năng não. Magne tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa của cơ thể (ví dụ chức năng thần kinh và cơ bắp).
Đặc tính chống viêm
Một số thành phần hoạt tính trong gừng có thể làm giảm viêm bằng cách ức chế các cytokine gây viêm và điều chỉnh giảm việc tạo ra các gene gây viêm. Những người bị viêm xương khớp uống trà gừng có thể giúp giảm đau.
Giảm buồn nôn và nôn
Từ lâu, gừng đã được sử dụng để giúp giảm buồn nôn và nôn (cũng hữu ích để giảm các triệu chứng này ở phụ nữ mang thai). Một nghiên cứu năm 2020 được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ cho thấy gừng thậm chí giúp giảm buồn nôn và nôn tốt hơn thuốc cho người sau khi gây mê toàn thân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên theo tư vấn từ bác sĩ của mình để có cách giảm buồn nôn và nôn phù hợp.
Hỗ trợ tiêu hóa
Gừng thường được sử dụng để tác động đến nhu động ruột nhằm hỗ trợ thức ăn thoát ra khỏi đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Một nghiên cứu năm 2020 đăng trên tạp chí Nutrients cho thấy gừng có tác động tích cực đến thời gian tiêu hóa thức ăn; Còn với người mắc chứng rối loạn nhịp tim (chứng bệnh có thể khiến sự di chuyển của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa kém hơn), việc sử dụng gừng cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, với một số người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, việc sử dụng gừng có thể gây tác dụng phụ như đầy hơi hoặc khó chịu.
Giảm đau bụng kinh
Uống trà gừng giúp giảm đau bụng khi "đến tháng".
Trà gừng cũng loại đồ uống giúp giảm đau bụng kinh. Trong một nghiên cứu năm 2016 đăng trên tạp chí Evid Based Complement Alternat Med, qua phân tích và đánh giá từ 6 thử nghiệm khác nhau, đã cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa gừng và thuốc chống viêm không steroid - NSAID (như aspirin hoặc ibuprofen) trong việc giúp giảm đau bụng kinh, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm về vấn đề này.
Hỗ trợ trao đổi chất
Gừng có tính ấm và khả năng sinh nhiệt nên có thể kích thích tốc độ trao đổi chất (lượng calo mà cơ thể đốt cháy). Theo một nghiên cứu năm 2020 đăng trên tạp chí Nutrients cho thấy gừng có tác dụng kiểm soát sự thèm ăn và ức chế hấp thu chất béo trong ruột, do đó hữu ích với người bị béo phì. Đây cũng là lý do gừng có mặt trong các sản phẩm liên quan đến kiểm soát cân nặng.
Ngoài các tác dụng liên quan đến cân nặng, gừng còn có thể giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa hình thành cục máu đông từ đó giúp phòng bệnh tim, cải thiện lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Bảo vệ sức khỏe não bộ
Đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của gừng có thể góp phần bảo vệ não bộ khỏi căng thẳng oxy hóa (hay stress oxy hóa) cũng như các dấu hiệu viêm trong cơ thể. Căng thẳng oxy hóa xảy ra khi không có đủ chất chống oxy hóa để loại bỏ sự dư thừa các gốc tự do có hại trong cơ thể, điều này khiến các tế bào và mô bị tổn thương, có liên quan đến các bệnh thoái hóa như alzheimer và parkinson.
Nhìn chung, trà gừng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, cách pha trà gừng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cho vài lát gừng vào nồi nước rồi đun nhỏ lửa từ 10-30 phút sau đó tắt bếp và lọc lấy nước. Bạn cũng có thể mua loại trà gừng hòa tan.
Tác dụng của trà gừng đối với sức khỏe cũng phụ thuộc vào một số yếu tố như độ đậm đặc của trà, dạng gừng để pha, những thành phần khác được thêm vào trà gừng, tần suất uống. Bạn nên uống trà gừng điều độ, tránh uống quá nhiều.
Lưu ý, trà gừng có khả năng tương tác với thuốc làm loãng máu, thuốc huyết áp cũng như có tác dụng phụ ở người bị rối loạn chảy máu. Những người mắc các bệnh như người sỏi mật, đái tháo đường, người đang mang thai hoặc đang cho con bú nên có tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng gừng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 lợi ích của việc uống trà chanh-gừng trước khi đi ngủ.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?