Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 tình huống cần phải đình chỉ thai nghén

Trong khi một số người tìm cách phá thai vì không muốn làm cha mẹ thì những người khác buộc phải chọn cách này vì việc tiếp tục mang thai có thể khiến tính mạng của người mẹ gặp nguy hiểm.Việc đình chỉ thai nghén có thể xảy ra trong nhiều trường hợp mà bài viết dưới đây sẽ đề cập tới.

Phá thai có thể là một lựa chọn ở những thai kỳ có nguy cơ cao

Mang thai đủ tháng là một quá trình căng thẳng đối với cơ thể ngay cả trong hoàn cảnh bình thường. Năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình mang thai đặc biệt ảnh hưởng đến tim, phổi và thận, chưa kể đến những thách thức trong quá trình chuyển dạ. Rách âm đạo và chảy máu quá nhiều cũng như nhiều biến chứng liên quan đến sinh nở khác có thể kéo dài thời gian nằm viện sau khi sinh. Lựa chọn việc không mang thai trong những thai kỳ có nguy cơ cao thật sự rất khó khăn. Dưới đây là 6 lý do cần phải xem xét đình chỉ thai kỳ:

  1. Tăng áp phổi

Tăng áp phổi là tình trạng tăng huyết áp trong các động mạch phổi. Khi bạn mang thai, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu vì phải nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển. Bạn có thể bị suy tim nặng và tỷ lệ tử vong khi bạn mắc phải tình trạng này trong quá trình mang thai là 50%. Đình chỉ thai nghén trong trường hợp này là phương án có thể cứu sống người mẹ.

  1. Mang thai ngoài tử cung

Trong những trường hợp mang thai bình thường, trứng được thụ tinh sẽ làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai. Nhưng đôi khi trứng đã thụ tinh lại cấy vào nơi khác, như bên trong ống dẫn trứng. Những trường hợp mang thai này gọi là mang thai ngoài tử cung và rất nguy hiểm. Nó có thể khiến ống dẫn trứng bị vỡ, dẫn đến chảy máu trong đe doạ đến tính mạng.

Thai nhi không thể sinh trưởng và phát triển hoàn toàn bên ngoài tử cung nên mọi trường hợp chửa ngoài tử cung nên đình chỉ thai nghén, giúp cứu sống người mẹ. Trong một số trường hợp, thuốc methotrexate hoặc nội soi ổ bụng được sử dụng để chấm dứt thai kỳ thay vì dùng thuốc hoặc phẫu thuật thông thường.

  1. Tiền sản giật nặng

Khoảng giữa thời kỳ mang thai, người mang thai có thể phát triển một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng gọi là tiền sản giật - tình trạng huyết áp tăng nguy hiểm có thể làm tổn thương các cơ quan khác. Người mẹ có thể bị co giật, đột quỵ, có thể bị tổn thương các cơ quan khác như thận hoặc gan và bị bệnh nặng. Chấm dứt thai kỳ có thể là lựa chọn an toàn nhất trong bối cảnh đó.

Việc sinh con trước 24 tuần sẽ được coi là bỏ thai vì thai nhi rất khó có thể sống sót bên ngoài tử cung trước thời điểm đó. Tuy nhiên, có thể tiếp tục mang thai khi bị tiền sản giật nặng đến 34 tuần với sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ.

  1. Bệnh thận

Bệnh thận mang lại nhiều rủi ro cho người mang thai. Mang thai đã làm tăng khối lượng công việc cho thận, vì vậy những người mắc bệnh thận có nguy cơ cao bị biến chứng thai kỳ và suy thận. Mặc dù chắc chắn không phải tất cả những người mắc bệnh thận khi mang thai đều gặp phải các biến chứng đe doạ tính mạng, nhưng một số người mắc bệnh thận nặng có thể được khuyên nên đình chỉ thai nghén nếu nguy cơ đối với mẹ và thai nhi quá cao.

  1. Ung thư

Nhìn chung, việc điều trị ung thư ở phụ nữ mang thai đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ qua, nhưng đôi khi phương pháp điều trị ung thư được khuyến nghị lại không an toàn trong thời kỳ mang thai. Trong trường hợp như vậy, bà mẹ mang thai có thể lựa chọn đình chỉ thai nghén để tiếp tục điều trị ung thư.

  1. Dị tật thai nhi gây tử vong

Một số trường hợp bào thai phát triển bất thường đe doạ đến tính mạng. Một ví dụ phổ biến là khi trẻ sơ sinh được sinh ra mà não hoặc hộp sọ chưa phát triển đầy đủ, tình trạng này gọi là thai vô sọ. Khiếm khuyết này xuất hiện trên sàng lọc trước khi sinh. Trẻ sinh ra mắc chứng bệnh não sẽ chết ngay sau khi sinh.

Tất cả những bệnh nhân mang thai đều xứng đang được lựa chọn đình chỉ thai nghén. Các bác sĩ sẽ đưa ra các phương án để người mẹ lựa chọn, họ có quyền lựa chọn không tiếp tục mang thai khi đứa trẻ có nguy cơ cao hoặc bản thân họ có nguy cơ cao. Chính người mẹ là người nên cân bằng hai cán cân giữa một bên là rủi ro, đe doạ đến tính mạng, một bên là mong muốn mang thai của người mẹ.

 

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm