Làm thế nào giảm đau bụng ngày "đèn đỏ" hiệu quả tại nhà?
Chườm ấm
Dùng túi chườm, khăn ấm hoặc chai nước ấm để chườm vùng bụng dưới hoặc lưng dưới giúp giảm đau bụng kinh.
Bác sĩ sản khoa Christine Greves, thành viên của Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ cho biết, khi được chườm ấm, nhiệt độ trên bề mặt giúp làm tăng lưu lượng máu đến khu vực này, giúp loại bỏ các chất gây đau bụng kinh như prostaglandin.
Chườm ấm đúng cách có thể đem lại hiệu quả giảm đau tương đương dùng thuốc không kê đơn.
Bổ sung acid béo omega-3
Acid béo omega-3 không chỉ giữ cho thị lực khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim và cải thiện viêm khớp, mà còn được chứng minh có hiệu quả trong kiểm soát cơn đau bụng kinh.
Việc dùng thực phẩm bổ sung omega-3 có khả năng giảm đáng kể mức độ đau bụng kinh.
Ăn gừng
Gừng có đặc tính chống viêm có thể giúp làm dịu cơn đau bụng kinh. Hai thành phần của gừng là gingerols và gingerdiones có tác dụng ức chế tổng hợp các chất gây viêm leukotriene và prostaglandin, từ đó giảm cơn đau bụng kinh.
Bạn có thể thêm gừng tươi hoặc khô vào thức ăn, nhai gừng hoặc nhâm nhi trà gừng giúp giảm cơn đau ngày “đèn đỏ”.
Tập thể dục
Nhiều nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tham gia hoạt động thể chất thường xuyên sẽ ít bị đau vùng chậu hơn. Thói quen tập thể dục có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng các triệu chứng ngày “đèn đỏ” và có khả năng không cần dùng đến thuốc giảm đau.
Việc tập thể dục bất kể cường độ cao hay thấp, được thực hiện trong khoảng 45-60 phút/lần, 2 lần/tuần hoặc hơn, có thể giúp giảm đáng kể về mặt lâm sàng cường độ đau bụng kinh. Đặc biệt, yoga là bài tập hiệu quả để giảm đau bụng kinh.
Bên cạnh các giải pháp trên, để hiệu quả tốt nhất, chị em phụ nữ có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm đau an toàn.
Trước nhu cầu kiểm soát cơn đau bụng kinh an toàn và lâu dài, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm hỗ trợ giảm đau thảo dược có thành phần chính là chiết xuất từ vỏ cây liễu, đem lại hiệu quả bền vững. Sản phẩm tác động toàn diện vào cả 2 nguyên lý gây đau bụng kinh theo tây y và đông y.
Theo tây y, sản phẩm có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu chứa hoạt chất salicin sẽ chuyển hóa thành acid salicylic, giúp hỗ trợ kìm hãm những thụ cảm thể gây đau, khiến não bộ không nhận được thông tin và bỏ qua cảm giác đau do kỳ kinh nguyệt.
Các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, magne giúp trung hòa môi trường acid ngoại bào, hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Bên cạnh đó, sản phẩm hỗ trợ giảm đau thảo dược còn chứa các vị dược liệu giúp hành khí hoạt huyết theo nguyên lý đông y, nhờ đó hỗ trợ làm dịu cơn co thắt bụng dưới - triệu chứng phổ biến trong kỳ kinh nguyệt.
Để giảm đau bụng kinh, chị em nên tham khảo áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà nêu trên, duy trì sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với sản phẩm giảm đau từ thảo dược với thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để chấm dứt hoàn toàn các cơn đau bụng kinh.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?