Mạch nha được dùng trong chế biến nhiều món ăn, thức uống và còn là vị thuốc tốt cho người suy nhược cơ thể, viêm khí phế quản mạn.
TS. Nguyễn Đức Quang cho biết, mạch nha thường dùng để trong chế biến các món ăn, thức uống ngon miệng, hoặc ăn kèm với khoai, sắn, bánh tráng… Nó còn nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe.
Theo Đông y, mạch nha vị ngọt, tính ấm; vào Tỳ, Vị, Phế. Công dụng điều vị hoà trung, an thai chỉ thống, bổ hư, nhuận phế, sinh tân, chỉ khái, nhuận tràng. Dùng tốt cho người cơ thể suy nhược, đau do loét dạ dày tá tràng, viêm khí phế quản, ho khan đờm dính, táo bón. Ngày dùng 30 - 60g; có thể hòa tan trong canh, nước sắc hoặc hãm trà thuốc. Xin giới thiệu 6 bài thuốc và thực đơn chữa bệnh có kẹo mạch nha.
Bài 1 - Mạch nha sa nhân thang: Mạch nha 20g, sa nhân 2g. Sa nhân sắc lấy nước, hoà mạch nha vào nước sắc, uống. Dùng tốt cho phụ nữ mang thai doạ sảy.
Bài 2 - Tiểu kiến trung thang: Quế chi 8 g, bạch thược 16g, chích thảo 8g, sinh khương 12g, đại táo 4 quả, mạch nha 40g. Các vị thuốc đem sắc, gạn bỏ bã, cho mạch nha vào, hòa tan, uống nóng 3 lần trong ngày. Tác dụng ôn trung, bổ hư, hoãn cấp chỉ thống. Chữa chứng tỳ vị hư hàn gây đau bụng, thích chườm nóng, người mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém, sắc mặt xanh, chất lưỡi nhạt, mạch huyền tế sáp.
Bài 3 - Đại kiến trung thang: Can khương 8g, nhân sâm 8 -12g, di đường 40 - 80g, thục tiêu 4 - 6g. Sắc 2 nước thuốc bỏ bã, cho mạch nha vào, chia uống ấm 2 lần. Ôn trung bổ hư, giáng nghịch chỉ thống. Chữa trung dương suy nhược, âm hàn nội thịnh, đau lạnh nhiều ở vùng ngực tim, nôn ọe, không ăn uống được, cả người đều đau, cự án, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế khẩn, chân tay lạnh, mạch phục hoặc nghe trong bụng tiếng óc ách.
Bài 4 - Gà hầm mạch nha thục địa: Gà mái 1 con, mạch nha 100g, thục địa 50g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho mạch nha, thục địa vào trong bụng gà, thêm ít gia vị hầm cách thủy nhỏ lửa, chia ăn vài lần trong ngày. Món này rất tốt cho người bệnh lao phổi khái huyết, viêm khí phế quản mạn, ho khan dài ngày, đau do loét dạ dày tá tràng.
Nước ép củ cải mạch nha tốt cho người bị ho gà, ho dài ngày do viêm khí phế quản mạn...
Bài 5 - Nước ép củ cải mạch nha: Nước ép củ cải trắng 100 ml, mạch nha 15 - 20 g. Cả hai thứ chưng cách thủy cho sôi và tan đều, uống. Dùng tốt cho người bị ho gà, ho dài ngày do viêm khí phế quản mạn...
Bài 6 - Chè mạch nha can khương đậu xị: Đậu xị 30 g, can khương 15 g, mạch nha 150 g. Đậu xị, can khương nấu với 1.000 lít nước, lọc bỏ bã cho mạch nha vào nấu tiếp thành món chè. Chia 3 lần uống trong ngày. Dùng tốt cho người bị viêm khí phế quản do phong hàn, ho nhiều đờm dai dẳng.
Kiêng kỵ: Người thấp nhiệt, đầy tích, không tiêu, nôn thổ không nên dùng.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tìm hiểu về chế độ ăn không gluten.
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.