Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bài thuốc Trung y điều trị COVID-19- Có thực sự phù hợp với người Việt Nam?

Trên một số phương tiện thông tin đại chúng, năm 2020 đã giới thiệu một bài thuốc Trung y, được cho là của bệnh viện Trung y tỉnh Hồ Bắc ( Trung Quốc) đã góp phần vào dập dịch COVID-19. Gần đây, trong nước tình hình dịch có diễn biến phức tạp, một số độc giả có gọi điện thoại hỏi chúng tôi về bài thuốc và giá trị đích thực của nó đối với việc chữa bệnh COVID-19 . Chúng tôi xin giới thiệu bài phân tích nội dung và tác dụng của bài thuốc do TTND. BS Nguyễn Xuân Hướng - Nguyên Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam viết.

Bài thuốc Trung y, được cho là của bệnh viện Trung y tỉnh Hồ Bắc ( Trung Quốc) đã góp phần vào dập dịch COVID-19 có kết quả tốt gồm:  Sài hồ 20 g, hoàng cầm 10g, toàn qua lâu 10g, binh lang 10g, pháp bán hạ 10g, thảo quả 15g, hậu phác 15g, tri mẫu 10 g, bạch thược 10g, trần bì 10g, hổ trượng 10g, đảng sâm 15g, cam thảo 10g ( trong bài ghi cam thảo chung chung) theo quan điểm chúng tôi thì đây phải là vị cam thảo sống mới phù hợp với bài thuốc.

Các vị thuốc và tác dụng

Tổng bài thuốc có 13 vị

Sài hồ: làm chủ dược. Sài hồ vị đắng tính hơi hàn, vào các kinh can, đởm, tâm bào và tam tiêu.. Có tác dụng phát biểu hòa lý, giải cơ, sơ thông can khí. Trị chứng ngoại cảm, giải nhiệt, lợi tiểu. phát hãn.

Chú ý: Nếu bệnh nhân mắc chứng âm hư hỏa vượng thì không được dùng sài hồ.

Hoàng cầm: Vị đắng tính hàn vào các kinh tâm phế đại tràng tiểu tràng can đởm. Có tác dụng thanh hỏa trừ nhiệt. Điều trị các chứng: tả thực hỏa, thanh thấp nhiệt trị chứng cảm mạo, hoàng đản, đau bụng.

Chú ý: Người tỳ vị hư hàn không có thấp nhiệt, không có thực hỏa thì không được dùng.

Bán hạ chế: Vị cay tính ôn vào kinh tỳ, vị. Có tác dụng, giáng nghịch, chống nôn mửa, tiêu đờm thấp, thông âm dương khí. Trị chứng ho có đờm, giáng khí nghịch.

Toàn qua lâu: Vị ngọt đắng, tính hàn vào kinh phế vị đại tràng. Có tác dụng tả hỏa, nhuận phế giáng khí, tiêu đờm nhuận táo. Trị các chứng ho nhiều đờm, vị quản bí kết, vú ung nhọt, đại tiện táo bón.

Ghi chú: Người tỳ vị hư hàn đại tiện lỏng không được dùng.

Thảo quả: Vị cay ngọt tính ấm vào kinh tỳ vị. Có tác dụng táo thấp trừ hàn trục đờm, làm cho tỳ vị mạnh, ấm trung tiêu giải độc. Phối hợp với vị binh lang, thường sơn trị chứng sốt rét, trị chứng đau bụng, giúp cho tiêu hóa tốt.

Hậu phác: Vị cay đắng tính ôn vào kinh tỳ vị đại tràng. Có tác dụng giáng khí tiêu đờm, tiêu thực lợi thủy. Trị chứng hoắc loạn kiết lỵ thổ tả, ngoại cảm do phong nhiệt..

Cây và vị thuốc hậu phác

Chú ý:  tỳ vị hư yếu, nguyên khí kém, Phụ nữ có thai không được dùng.

Tri mẫu: Vị đắng tính hàn vào kinh phế thận vị. Có tác dụng bổ thận thủy, tả hỏa hoạt tràng. Trị chứng âm hư táo hỏa, thanh nhiệt tiêu khát, đại tiện bí kết.

Chú ý: Người tỳ hư đại tiện lỏng không được dùng.

Bạch thược: Vị hơi đắng chát chua vào kinh phế tỳ can. Có tác dụng thanh can tư âm, liễm âm khí. Trị chứng nhiệt độc, đau nhức, chứng tả lỵ, cảm mạo hư chứng.

Chú ý: Người đau bụng đi tả do trúng hàn không dùng.

Trần bì: Vị đắng cay tính ôn, vào phần khí của tỳ phế. Có tác dụng điều lý ở phần khí, hóa đờm táo thấp, hành trệ mạnh tỳ vị, trừ đờm phát tán hàn. Trị chứng: Ho nôn mửa khí nghịch đau tức ngực, tiêu thực chỉ tả, nhiệt tích ở bàng quang.

Chú ý: Không có thấp trệ, không có đờm thì không dùng.

Hổ trượng: Tên khác là Hổ trượng căn, Xà tổng quản- Rễ cây cốt khí của Việt Nam Vị đắng bình hơi ôn. Có tác dụng tán ứ khu phong lợi thấp, thông kinh.

Đảng sâm: Vị ngọt tính bình vào kinh phế và tỳ. Có tác dụng bổ phế tỳ, ích khí sinh tân chỉ khát. Trị chứng tỳ hư ăn không tiêu, bụng trướng đầy, tay chân mỏi mệt hư lao, ho ( Có thể thay bằng sâm bố chính của Việt Nam tốt hơn).

Sâm bổ chính Việt Nam

Cam thảo: Vị ngọt tính bình vào cả 12 kinh lạc. Có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế ích tinh điều hòa các vị thuốc trong bài. Dùng sống thanh nhiệt, giải độc tiêu khát, trị ho viêm họng.

Tổng bài thuốc có tác dụng gì?

Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa thấp, tán ứ hòa giải tam tiêu, tăng cường can đởm, làm mạnh tỳ vị, giáng khí. Trị các chứng sốt cao ho nhiều đờm, đau tức ngực khó thở, nôn mửa, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi…

Trong bài tác giả dùng nhiều vị thuốc có vị đắng. Trong Đông y, vị đắng phần nhiều là kháng sinh diệt khuẩn, vị cay có tác dụng giải hàn độc. Theo tài liệu đây là một bài thuốc để hỗ trợ điều trị chứng Covid-19. Nhưng tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thuộc xứ hàn đới, người Trung Quốc có cơ địa khác người Việt Nam. Nếu áp dụng vào Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới phải gia giảm để phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng và cơ địa của người Việt Nam thì mới có kết quả. Do đó không thể dùng nguyên bản bài thuốc này để điều trị bệnh cho người Việt Nam.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: WHO đánh giá cao sự chuẩn bị của Việt Nam cho mọi tình huống dịch bệnh COVID-19

TTND. BS NGuyễn Xuân Hướng - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm