Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nấm đen chết người ở bệnh nhân COVID-19: thảm họa kép tại Ấn Độ

Một loại “nấm đen” hiếm gặp xâm nhập vào não bộ đang ngày càng được phát hiện nhiều hơn ở những bệnh nhân gặp phải nhiều nguy cơ tổn thương do COVID-19 ở Ấn Độ - trong thời điểm hệ thống y tế nước này vẫn đang gặp phải quá nhiều khó khăn giữa đại dịch. Thông thường, bệnh “nấm đen” rất hiếm gặp, song nếu mắc phải thì tỉ lệ tử vong cao do rất khó điều trị.

Nấm đen là gì?

Bộ Y tế Ấn Độ hôm mùng 9 tháng 5 đã đưa ra cảnh báo và những lời khuyến nghị về điều trị bệnh nhiễm trùng do nấm đen. Tại bang Gujarat, Ấn Độ, hiện tại đang có khoảng 300 trường hợp mắc phải nhiễm trùng do nấm đen được báo cáo ở bốn thành phố khác nhau theo dữ liệu từ các bệnh viện trên cả nước.

Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Ấn Độ, nhiễm trùng nấm đen – hay bệnh mucormycosis là bệnh rất nghiêm trọng, có tỷ lệ tử vong cao và bắt buộc cần được phẫu thuật cũng như sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc để đẩy điều trị.

Ảnh: The Guardian

Bệnh nhiễm trùng do nấm đen do một nhóm nấm mốc được gọi là mucormycetes sống trong môi trường bao gồm cả trong đất và trên cây trồng gây ra. Mucormycosis được nhìn thấy tại khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả ở Mỹ và Úc. Nó có thể bị nhiễm trong môi trường bệnh viện - phổ biến nhất trên những bệnh nhân cấy ghép tạng dễ bị tổn thương khi nấm mốc bám trên khăn trải bệnh viện, hoặc di chuyển qua hệ thống thông gió hay lây truyền qua dịch tiết. Theo các chuyên gia, Mucormycosis là một họ có khả năng nấm xâm nhập vào xoang vùng mặt và lắng đọng ở đó, và điều này có thể khiến chúng xâm nhập vào trong khu vực não bộ. Khi hệ miễn dịch không thể kiểm soát được, nấm sẽ xâm nhập vào nền não và gây ra vấn đề thực sự rất nghiêm trọng.

Các chuyên gia cũng cho biết rằng nhiễm nấm có thể xảy ra ở những nơi có nhiều công trình xây dựng, có những chuyển động trên mặt đất bởi vì rất nhiều bụi có thể bay lên và mang theo nấm. Các bào tử nấm thường được hít vào là chủ yếu, và trong khi hầu hết hệ thống miễn dịch của người khỏe mạnh có thể chống lại được chúng thì những người mắc các bệnh nền từ trước như tiểu đường hoặc bệnh bạch cầu – những người có hệ thống miễn dịch suy yếu - hoặc những người dùng thuốc làm giảm khả năng chống lại vi trùng của cơ thể chẳng hạn như steroid - dễ bị các bào tử phát triển thành nhiễm trùng. Tuy nhiên, tình trạng này thường rất hiếm, và ước tính khoảng 500 trường hợp xảy ra mỗi năm ở Hoa Kỳ trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra.

Tại sao nó lại bùng phát tại Ấn Độ trong thời gian gần đây?

Các chuyên gia y tế cho biết đại dịch COVID-19 đang tạo điều kiện cho sự lây nhiễm của nấm gây bệnh Mucormycosis. Theo đó, hệ thống miễn dịch của người mắc bệnh bị tổn hại bởi virus, và bệnh mucormycosis cũng được thấy đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Hiện tại, rất nhiều thuốc steroid liều cao đang được cung cấp cho những người mắc COVID-19 ở mức độ nặng và được chăm sóc đặc biệt - vì steroid giúp điều trị tình trạng viêm. Tuy nhiên, không may là steroid cũng gây ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, đây là lý do tại sao các chuyên gia y tế đang không khuyến khích sử dụng thuốc steroid cho bệnh nhân lâu hơn mức thông thường. VIệc cố gắng làm giảm tình trạng viêm bằng steroid đồng nghĩa với việc làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường - như nấm.

Tình trạng nhiễm nấm đen được chẩn đoán như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Đau và đỏ quanh mắt và mũi
  • Sốt, nhức đầu, ho, nôn mửa kèm theo máu, chảy nước mũi màu đen và có máu
  • Đau một bên mặt và trong xoang, mũi đổi màu đen, đau răng, và đau và mờ mắt

Các mẫu chất lỏng và mô có thể được lấy để làm mẫu và chẩn đoán xác định.

Có cách nào ngăn ngừa và điều trị?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh Mucormycosis rất tốn kém và khó điều trị và có tỷ lệ tử vong lên tới 50%. Một phương pháp thường được sử dụng để điều trị và dự phòng tình trạng này là đặt những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm trong phòng áp lực dương khi họ nhập viện để giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như bệnh mucormycosis. Phòng áp lực dương là phòng sạch được thiết kế và xây dựng sao cho áp suất bên trong phòng cao hơn áp suất không khí của khu vực xung quanh. Nguyên lý lưu thông của dòng không khí là từ nơi có áp suất cao về nơi có áp suất thấp. Điều này nghĩa là không khí sẽ đi ra khỏi phòng theo một chiều, không có không khí từ bên ngoài đi ngược vào phòng và theo đó, ngăn ngừa không khí chưa được lọc có thể chứa các vi khuẩn, virus, nấm mốc từ khu vực kém sạch hơn xâm nhập vào bên trong phòng và giúp bệnh nhân hạn chế tối đa khả năng hít phải những tác nhân trong môi trường.

Một biện pháp khác cũng có thể sử dụng là bệnh nhân mắc bệnh nấm đen được dùng thuốc chống nấm, tuy nhiên thuốc có thể khá độc. Các chuyên gia cho biết, việc phải phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ nguồn gốc của nấm, thường là xoang và cổ họng ở phía sau mũi. Thậm chí, việc phẫu thuật cắt bỏ tất cả các khu vực nhiễm nấm cũng có thể xảy ra, và thậm chí có thể ở những nơi rất mỏng manh như đáy não.

Lời khuyên từ các chuyên gia về những mối lo ngại

Bệnh nấm đen đang bùng phát thành dịch ở Ấn Độ và khiến số ca tử vong ngày càng gia tăng. Theo các số liệu thống kê, số ca mắc ở Ấn Độ đang cao hơn mức trung bình của thế giới khoảng 70 lần và tỉ lệ tử vong lên đến 50%, với những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, não bộ, phổi… Các chuyên gia khuyến nghị tất cả mọi người cần đi giày, mặc quần dài, áo sơ mi dài tay và găng tay trong khi thực hiện các hoạt động có liên quan đến môi trường đất như xử lý đất, dọn cỏ rêu hoặc thu gom phân. Người dân cũng nên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cũng như đảm bảo kiểm soát tốt các bệnh lý tiềm ẩn như bệnh tiểu đường và nên ngừng các thuốc steroid nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại: Lây truyền COVID-19 sau khi tiêm chủng: Những điều cần biết

Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm