Sau khi chẩn đoán lưỡi và đánh giá các khía cạnh khác về sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể đề nghị điều trị cho bệnh nhân bằng các liệu pháp như châm cứu, bấm huyệt, thuốc Đông Y, liệu pháp thực phẩm và xoa bóp.
Tại sao lưỡi được sử dụng để đánh giá sức khỏe?
Y học cổ truyền cho rằng các khu vực khác nhau của lưỡi phản ánh sức khỏe của ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận. Đông y dựa trên lý thuyết là tất cả các cơ quan của cơ thể hỗ trợ lẫn nhau và khi các cơ quan ở trạng thái cân bằng âm dương thì sức khỏe sẽ đạt mức tốt nhất.
Mặc dù đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền nhưng phương pháp xem lưỡi chẩn bệnh và sự hữu hiệu của phương pháp này trong việc đánh giá sức khỏe chưa được các nhà nghiên cứu khoa học tìm hiểu kĩ. Tuy nhiên, nghiên cứu sơ bộ cho thấy xem lưỡi chẩn bệnh hứa hẹn là một biện pháp đánh giá sức khỏe nhất định ở những bệnh nhân mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp và ung thư vú.
Xem lưỡi chẩn bệnh không thể thay thế cho các phương pháp chăm sóc y tế tiêu chuẩn hoặc để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Các yếu tố được xem xét trong đánh giá lưỡi
Trong quá trình xem lưỡi chẩn bệnh, các thầy thuốc Đông Y thường kiểm tra lớp phủ lưỡi, hình dạng và màu sắc lưỡi. Phương pháp này cũng kiểm tra các vị trí cụ thể trên lưỡi. Dưới đây là các đặc điểm của lưỡi phản ánh các dấu hiệu vấn đề sức khỏe:
Màu sắc: Lưỡi màu đỏ nhạt cho biết khí huyết trong cơ thể rất mạnh. Màu lưỡi thay đổi có thể báo hiệu bệnh mãn tính.
Ví dụ, lưỡi trắng được cho là có vấn đề với tuyến tụy hoặc chức năng tiêu hóa, trong khi lưỡi màu tím là do ứ huyết.
Hình dạng: Hình dạng lưỡi bình thường không quá dày cũng không quá mỏng, bề mặt lưỡi trơn tru không có vết nứt. Nói chung, những thay đổi về hình dạng lưỡi được cho là phản ánh bệnh mãn tính liên quan đến máu, dịch cơ thể hoặc khí.
Những thay đổi về hình dạng lưỡi có thể bao gồm lưỡi sưng, là một dấu hiệu khác của vấn đề với tuyến tụy hoặc chức năng tiêu hóa, vết nứt ở lưỡi liên quan đến mất cân bằng trong cơ quan tim, (hoặc liên quan đến chứng mất ngủ và suy giảm trí nhớ), và cuộn ở hai bên lưỡi do can khí uất kết.
Lớp phủ: Rêu lưỡi thường mỏng và trắng, nhưng rêu lưỡi màu vàng nhạt và hơi dày ở phía sau lưỡi cũng có thể là bình thường.
Ngoài việc phản ánh sức khỏe của tỳ vị, rêu lưỡi còn là một dấu hiệu của bệnh cấp tính như cảm lạnh. Ví dụ, rêu lưỡi bị bong tróc hoặc không có rêu lưỡi có thể là do thiếu hụt âm dương , một vấn đề liên quan đến các tình trạng như đau thắt lưng và ù tai .
Lời kết
Dưới đây là một số lưu ý trong chẩn bệnh qua lưỡi:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu bất thường của lưỡi
Kiểm tra lại 10 mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn không còn phải lo lắng về việc bỏ qua một số những vật dụng nhỏ trong chuyến du lịch đáng nhớ của mình nữa.
Thực tế không phải bất kỳ lứa tuổi nào cũng sẽ hấp thụ tốt vitamin D.
Một số lỗi sai đơn giản trong việc thực hiện các tư thế tập thể giục có thể sẽ gây hại không nhỏ cho sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia khuyên mọi người cần cảnh giác trước những hiện tượng lạ trên cơ thể.
Rau, củ, quả là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Không chỉ giàu chất xơ mà còn giàu chất chống oxy hóa, carotene, tốt cho sức khỏe tim mạch. Dưới đây là 5 loại rau, trái tốt nhất dành cho trái tim của bạn.
9 loại thực phẩm có thể giúp làm tan mỡ bụng "cứng đầu" bởi chúng cung cấp protein, chất xơ và chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn, tốt cho quá trình trao đổi chất...
Dù giá trị dinh dưỡng không cao bằng gạo lứt, nhưng gạo trắng ít calo và chất béo hơn, thậm chí hàm lượng vitamin B3 còn cao hơn. Vì vậy, nếu biết kết hợp với món ăn cân bằng dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có một bữa cơm tốt cho sức khỏe mà không lo tăng cân hay tăng đường huyết.
Với điện thoại, TV và iPad xung quanh, có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi nghĩ đến việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị của trẻ. Thời lượng xem TV bao nhiêu là tốt và phù hợp cho trẻ? Trẻ có nên sử dụng các thiết bị cầm tay cả ngày không? Bạn có thể lo lắng về những gì đã trở thành bình thường đang xảy ra hàng ngày với trẻ khi sử dụng các thiết bị điện tử. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin về việc quản lí thời gian sử dụng các thiết bị điện tử với trẻ.