Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

34 bài thuốc từ gừng rất tốt, bạn nên thử

Theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đàm, chặn nôn, giúp tiêu hóa.

Gừng còn có tên gọi là Khương - Zingiber Officinale Roscoe, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Trong củ gừng có 1 - 3% tinh dầu, thành phần chủ yếu là alpha-camphen, beta-phelandren, carbur là zingiberen, alcol sesquiterpen. Các phenol: cineol, citral, borneol, geraniol, linalool, zingiberol. Các chất cay: zingeron, zingerol và sliogaol.

Theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đàm, chặn nôn, giúp tiêu hóa. Gừng khô vị cay nóng, tính hàn. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Vỏ gừng tiêu phù thũng.

Một số bài thuốc từ gừng:

1. Gừng tươi băm nhuyễn, đường đen: Mỗi thứ vừa đủ, hãm với nước sôi để uống, phòng trị cảm mạo, phong hàn.

2. Gừng tươi vừa đủ (cắt lát), đại táo 10 quả, sắc uống: Trị co thắt ống tiêu hóa do lạnh.

3. Gừng tươi 15g (cắt lát), thêm mật ong 40ml sắc uống: Trị ho có đàm loãng do lạnh.

4. Gừng tươi 10g (cắt lát), đương quy 60g, thịt dê 100g, nấu canh: Trị sản hậu suy nhược, đau bụng râm râm.

5. Gừng tươi cắt lát đặt ngay rốn, thêm ngải cứu ở trên đốt hơ 5 phút: Trị đau dạ dày,ruột, đau bụng tiêu chảy do lạnh.

6. Gừng tươi vừa đủ, băm nhuyễn trộn với bột mì dạng hồ, thêm rượu trắng để chế biến: Dùng đắp tại chỗ, trị đau chấn thương, té ngã.

7. Gừng tươi 1 lát: đặt và cắn ngay tại răng đau, giây lát sẽ giảm đau.

8. Hàng ngày ngậm gừng tươi lát 5g, hay bột gừng phơi khô 1,5g, dùng trong 3 tháng: Cơn đau và hoạt động của khớp được cải thiện thấy rõ. Giúp giảm tình trạng khớp sưng đau, kéo căng. Có thể dùng nước gừng tươi thoa tại chỗ, phòng trị đau khớp do phong thấp.

9. Gừng tươi rửa sạch cắt lát, ngâm trong giấm một ngày đêm: Khi dùng, lấy gừng tươi lát vừa đủ thêm đường thẻ, nước sôi hãm, dùng thay trà, trị đau dạ dày do lạnh.

10. Vỏ gừng tươi, vỏ bí đao, vỏ rễ cây dâu mỗi thứ vừa đủ, sắc uống: Trị thủy thũng, bế niệu.

11. Gừng tươi có tác dụng lợi mật rất mạnh: Giúp làm giảm hàm lượng đạm dính trong mật. Ăn nhiều gừng giúp phòng ngừa sự hình thành của sỏi túi mật.

12. Gừng tươi, đầu hành mỗi thứ vừa đủ, băm nhuyễn, xào nóng, dùng vải bọc lại, thoa nóng tại chỗ. Sau khi nguội, thay mẻ khác, một ngày 3 lần, trị đau khớp do phong thấp.

13. Ngộ độc do cá, tôm, cua… nếu xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau bụng tiêu chảy. Dùng gừng tươi 30g, lá tía tô 30g, thêm đường thẻ vừa đủ sắc uống, một ngày 2 lần dùng sạch, giúp giải độc. Nếu ngộ độc do ăn khoai, miệng lưỡi tê rần, lập tức ngậm nhai gừng tươi giúp trì hoãn bệnh trạng, sau đó đến bệnh viện cấp cứu.

14. Gừng tươi băm nhuyễn, đắp ngay vết thương chảy máu, giúp cầm máu tạm thời, rồi tiến hành các bước xử trí tiếp theo.

15. Dùng gừng tươi chà xát ngay hố nách, ngày 1 - 2 lần. Phòng trị chứng hôi nách.

16. Ban đầu uống một ít nước gừng, rồi mới uống thuốc viên hay thuốc nước. Đối với người mắc chứng nôn ói, sẽ giúp phòng ngừa nôn ra thuốc.

17. Ban đêm dùng 10 quả táo, 5 lát gừng tươi, sắc uống. Dùng thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng chống lạnh, phòng ngừa bệnh cảm và các bệnh thuộc hệ hô hấp.

18. Lê 1 quả, gừng tươi 25g, cắt lát mỏng, nước 1 chén, sắc uống, trị cảm mạo.

19. Gừng tươi 3 lát, đầu hành 100g, sắc uống, hay hãm với nước sôi để uống, trị cảm lạnh.

20. Đậu phụ 250g, đường đen 60g, gừng tươi 60g, sắc uống. Mỗi tối trước khi ngủ, dùng canh ăn đậu phụ, dùng liền 1 tuần, trị viêm phế quản.

21. Gừng tươi cắt lát, nhai nuốt trong miệng, làm cho các bọng nước nhỏ trên niêm mạc hầu họng dần dần biến mất.

22. Người bệnh đau khớp, dùng bột gừng tươi nửa muỗng, dùng kèm một ít rượu, khớp đau giảm dần.

23. Bột xuyên bối mẫu 15g, mật ong 300ml, nước gừng tươi 1 chung rượu. Tất cả trộn đều trong ấm, đem chưng cách thủy 1 giờ, lấy ra sử dụng dần. Khi uống kèm với nước ấm, ngày 3 lần, trẻ dưới 2 tuổi, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, giúp trị ho gà.

24.  Gừng khô 3g, lá ngải cứu 3g, hạt cải 3g, sắc uống ấm, ngày uống 3 lần. Dùng trị lỵ do lạnh, đại tiện kèm mủ, lâu ngày chưa khỏi.

25. Gừng tươi 120g, đường đen 120g, đại táo 7 quả, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần uống. Dùng liền 3 ngày, trị đau dạ dày do lạnh.

26.  Gừng tươi 9g, tro bếp 30g, nước vừa đủ, sắc uống, trị nôn ói.

27. Gừng tươi 120g, đường đen 120g, đại táo 7 quả, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần uống, dùng liền 3 ngày, trị đau dạ dày do lạnh.

28. Bao tử heo 1 cái rửa sạch, nhét vào 250g gừng tươi băm nhuyễn, nước vừa đủ, hầm chín với lửa nhỏ, dùng canh ăn thịt, ngày 1 lần, dùng liền 3 ngày. Trị viêm loét dạ dày, tá tràng, kèm các chứng suy nhược, gầy ốm, ăn ít.

29. Gừng tươi 60g, hành già 120g, giấm 120g, nấu nước xông, rửa tại chỗ, trị tay chân tê rần.

30. Hạnh nhân 15g, đào nhân 30g, nước gừng tươi vừa đủ, nấu chung cho chín nhừ, thêm mật ong vừa đủ, tiềm ăn. Trị ho suyễn lâu ngày, cơ thể suy nhược.

31. Đại táo 30g, đường đen 30g, gừng khô 30g, sắc nước uống ấm, ngày 2 lần, phòng trị kinh nguyệt không đều.

32. Gừng tươi 10g, vỏ bưởi 20g, nước 1 chén, sắc còn nửa chén. Dùng trị nôn mửa khi thai nghén.

33. Gừng tươi 15g, phèn trắng 15g, nấu nước rửa chân. Dùng liên tục vài ngày, trị mồ hôi chân.

34.  Gừng tươi 4 lát nấu nước, dùng nước gừng xào với đại hoàng 4 lát. Khi đại hoàng mềm, lấy đắp tại chỗ, dùng trị các bệnh ung nhọt.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 10 tác dụng của gừng giúp bạn đẹp hơn.

DS. BÀNG CẨM - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm