Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về chế độ ăn không gluten

Chế độ ăn không gluten thực sự rất phức tạp. Hãy tìm hiểu xem chế độ này phức tạp đến thế nào

Chế độ ăn không có gluten là gì?

Trước khi tìm hiểu về chế độ ăn không gluten, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về gluten. Gluten là một loại protein đặc biệt không thể tìm thấy trong sữa hoặc trứng. Thay vào đó bạn có thể tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Chế độ không gluten (fluten-free diet) nghĩa là bạn phải tránh tất cả các loại ngũ cốc, dành cho những người bị dị ứng với gluten hoặc bệnh Celiac- là bệnh gây ra ảnh hưởng đến đường tiêu hóa do ăn gluten.

Cảnh báo về gluten

Những người theo chế độ không gluten cần phải tỉnh táo trước các nhãn mác trên thực phẩm. Tất nhiên là họ phải tránh xa các loại lúa mì, gluten lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen nhưng một số loại thực phẩm có chứa gluten nhưng lại bị ẩn giấu dưới những cái tên khác như mạch nha (malt - mầm lúa mạch thủy phân) hoặc protein thủy phân thực vật (thường chứa lúa mì). Bên cạnh đó, yến mạch được coi là không có gluten nhưng vẫn làm tăng triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Tạm biệt bánh mì

Có lẽ một điều khó khăn nhất trong chế độ ăn không gluten đó là phải tạm biệt món bánh mì thơm ngon. Như bạn đã biết bánh mì được làm chủ yếu từ gạo, lúa mì, lúa mạch đen. Một số loại bánh khác bạn cũng nên hạn chế ăn như bánh mì tròn, muffins, bánh xốp nướng, bánh sừng bò, hambeger, bánh nướng và đặc biệt là pizza. Nhưng đừng tuyệt vọng vì luôn có sự lựa chọn khác thay thế mà.

Bánh mì không chứa gluten

Rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh có ở những của hàng tiện ích và một số siêu thị lớn hiện nay đều có không chứa gluten và bánh mì không gluten cũng là một trong số đó. Chúng được làm từ bột gạo hoặc bột khoai thay cho các loại lúa mì. Bạn chỉ cần kiểm tra nhãn xem có chữ 100% không có gluten (100% gluten-free) hay không thôi.

Rất nhiều loại ngũ cốc có chứa gluten

Các loại ngũ cốc ăn sáng thông thường đều có chứa gluten. Từ ngũ cốc ăn sáng của Cream of Wheat, cho đến Cheerios (chứa tinh bột mì) và cả Frosted Flakes (có mầm lúa mạch thủy phân). Lời khuyên dành cho những người theo chế độ không gluten là luôn đọc các thành phần một cách kỹ lưỡng và tránh bất kỳ các loại ngũ cốc có chứa lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen hoặc mạch nha.

Thưởng thức ngũ cốc làm từ ngô và gạo

Ngũ cốc được làm từ ngô và gạo là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng thay vì những loại ngũ cốc truyền thống khác. Nhưng cẩn thận vẫn hơn, bạn nên đọc kỹ nhãn mác sản phẩm trước khi sử dụng vì biết đâu chúng vẫn chứa mạch nha.

Tin về món các món mì xoắn quẩy

Sự thật là các món mì nổi tiếng hiện nay đều được làm từ lúa mì cho dù nó có những tên gọi dễ thương khác nhau như mì ống, mì vỏ sò, mì xoắn ốc. Do vậy khi bạn đang theo đuổi chế độ ăn không gluten thì bạn cũng đánh phải tránh xa những món mì hấp dẫn đó. Nhưng bạn vẫn có thể thay thế bằng những loại mì lằm từ gạo ngô hoặc hạt quinoa.

Chào đón gạo và khoai tây

Nếu bạn buộc phải ăn chế độ không gluten thì hãy làm đầy thực đơn bằng các đồ ăn từ gạo và khoai tây. Có rất nhiều sản phẩm là từ gạo và khoai tây cho bạn lựa chọn, bạn cũng có thể chế biến thành rất nhiều món hấp dẫn. Nếu có quá thèm món spaghetti thì hãy có một sự thay thế không gluten khác đó là món bún.

Hầu hết những loại bánh quy giòn (cracker) đều làm từ bột mì

Hãy thử kiểm tra thành phần có trên nhãn của những gói bánh này xem bột mì có phải là thành phần chính không? Cá với bạn là có. Đừng vội chán nản hãy nghĩ tới món thay thế chẳng hạn như món phô mai ưa thích của bạn.

Bữa ăn nhẹ với bánh gạo

Ai còn cần tới những chiếc bánh quy giòn khi mà có món bánh gạo và bim bim ngô thay thế kia chứ. Một món ăn nhẹ vừa giòn vừa ngon mà lại không gluten không thể không nhắc đến bỏng ngô.

Coi chừng với những món tẩm bột

Lại một lần nữa bạn nên kiêm tra thành phần, những lớp bột giòn rụm hoặc bột chiên xù ở món gà rán đều có có thành phần làm từ bột mì đó.

Ai lỡ bỏ đi món thịt sốt kia chứ?

Bạn không cần phải  thêm hương vị vào các món thịt gà, cá hoặc thịt bò tươi ngọn bằng các loại nước sốt đâu vì  những loại nước sốt béo ngậy đó vẫn có chứa gluten. Hãy chọn những bữa ăn lành mạnh không có thêm bất kỳ một loại nước sốt nào để đảm bảo không gluten.

 Tránh các loại bánh quy và bánh ngọt

Bánh quy, bánh ngọt hay bất kỳ loại bánh nào đang phổ biến đều làm từ bột mì, do vậy bạn cũng cần phải tránh xa chúng ra. Vẫn còn rất nhiều loại đồ ngọt khác không chứa gluten để đáp ứng cơn thèm ngọt của bạn

Thưởng thức kẹo và kẹo dẻo

Kẹo dẻo, kẹo cứng, kẹo nói chung thường không có gluten. Nhưng ăn kẹo nhiều cũng không tốt nên bạn thử tìm đến những quán bánh làm theo yêu cầu để thưởng thức những món bánh không có gluten nhé.

Bia cũng chứa gluten- Ai mà biết được!!!

Thật không may cho các fan hâm mộ của sáu múi, phần lớn các loại bia làm từ lúa mạch, nên hãy hỏi cho kỹ các chuyên gia dinh dưỡng về loại bia nào không gluten đảm bảo cho sự an toàn của bạn.

Rượu- một sự lựa chọn thay thế

Chúc mừng bạn dù không thể uống bia nhưng bạn vẫn có thể uống rượu vang chúng không có gluten.

Vẫn còn nhiều cách tận hưởng khác

Rượu vang, gạo, ngô, khoai tây và thậm chí nhiều món ngon khác đều không có gluten như trứng, cá, thịt, rau của quả và sữa để cho bạn thưởng thức. Một lưu ý nhỏ  là nếu dùng thực phẩm đông lạnh hoặc pho mát chế biên hoặc sữa chua có hương vị nhớ kiểm tra nhãn xem có chất phụ gia chứa gluten hay không?

Khi đi ăn ở ngoài, hãy nhớ nói chế độ ăn không gluten của mình

Khi đi ăn tối ở ngoài bạn đừng e ngai, hãy nói cho chủ quán hoặc đầu bếp biết về nhu cầu ăn uống của bạn để họ có thể đáp ứng.

Không bị mắc bệnh

Đối với những người bị bệnh celiac, chỉ cần một lượng nhỏ gluten cũng gây ra những triệu chứng bệnh như đầy hơi, thay đổi nhu động ruột, mệt mỏi, suy nhược. Đó là lý do vì sao một chế dộ ăn không có gluten lại quan trọng đến thế. Vì vậy hãy đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên khi bạn có những thay đổi trong việc ăn uống.

Chế độ ăn không gluten và hội chứng rối loạn tự kỷ lan tỏa

Một số phụ huynh tin rằng một chế độ ăn không có gluten là tốt trẻ mắc hội chứng rối loạn tự kỷ lan tỏa nhưng vẫn chưa có những bằng chứng cho việc này. Về lý thuyết mà nói thì trẻ mắc rối loạn này thường nhạy cảm với gluten và việc hạn chế protein sẽ cải thiện những triệu chứng về hành vi xã hội. Nhưng vẫn đang thiếu những nghiên cứu để xác nhận hoặc loại bỏ hiệu quả của chế độ ăn không có gluten.

Chế độ ăn không gluten không hề dễ dàng

Chế độ ăn không gluten chưa bao giờ là dễ thực hiện cả. Những người theo chế độ này luôn phải nói không với những loại thực phẩm chủ yếu và phổ biến trong cuộc sống như bánh mì, mì ống, bánh ngọt, bánh bích quy. Nhưng không phải là không có những giải pháp thay thế và luôn lập một kế hoạch ăn uống kỹ càng, cẩn thận. Luôn nhớ rằng: luôn đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên khi có những thay đổi trong chế độ ăn.
Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Webmd)
Bình luận
Tin mới
Xem thêm