Xoa bóp bấm huyệt là như thế nào?
Có nhiều lý thuyết khác nhau về xoa bóp bấm huyệt. Nhưng nhìn chung, chúng ta chia thành 2 thuyết chính theo y học cổ truyền và y học hiện đại bao gồm:
Theo y học cổ truyền
Bấm huyệt dựa trên quan niệm xưa của người Trung Hoa về khí - hay có thể hiểu là dòng năng lượng quan trọng và chảy xuyên suốt trong cơ thể. Quan niệm này cho rằng dòng khí chảy trong mỗi cơ thể, và khi các quan trở nên căng thẳng, dòng khí sẽ bị nghẽn ở các vị trí tổn thương. Điều này có thể gây ra sự mất cân bằng tổng hòa dịch chuyển khí và dẫn đến bệnh. Từ đó, bấm huyệt nhằm mục đích giữ cho khí lưu thông ổn định, cân bằng kinh lạc và đẩy lùi bệnh tật.
Bấm huyệt thường đi kèm với xoa bóp. Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt giúp sơ thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, làm cho dinh vệ được điều hòa, âm dương được thăng bằng, trấn thống (giảm đau, thông qua tác động vào các huyệt, kinh lạc (kinh cân) có thể đuổi được ngoại tà, điều hòa được dinh vệ, thông kinh hoạt lạc và điều hòa chức năng tạng phủ.
Trước khi chữa bệnh bằng xoa bóp bấm huyệt, đầu tiên phải thông qua tứ chẩn (4 phép chẩn đoán của Đông y: vọng (nhìn), văn (nghe, ngửi...), vấn (hỏi) và thiết (bắt mạch, sờ nắn); có biện chứng và đặc biệt chú trọng phép xúc chẩn (sờ nắn) tại chỗ đau:
Một quan điểm nữa trong y học cổ truyền là ngoài việc dùng thuốc để phòng và chữa bệnh thì các phương pháp điều trị không dùng thuốc có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt phương pháp xoa bóp bấm huyệt toàn thân. Đó là nền tảng đem lại những ứng dụng đột phá trong phòng, điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe.
Vào những năm 1890, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng các dây thần kinh giúp kết nối từ bên ngoài da và các cơ quan nội tạng với nhau. Họ cũng phát hiện ra rằng toàn bộ hệ thống thần kinh của cơ thể có xu hướng điều chỉnh theo các yếu tố bên ngoài, bao gồm cả xúc giác. Khi đó, một tác động chạm hay nhấn có thể giúp làm dịu hệ thần kinh – đặc biệt là hệ thần kinh trung ương khi tất cả được liên kết thành một mối tổng hòa, mang đến sự thư giãn và các lợi ích khác giống như mát-xa.
Một số người lại tin rằng các cảm xúc tại não sẽ tạo ra cơn đau như một trải nghiệm chủ quan của cá nhân. Đôi khi, não bộ phản ứng với những cơn đau thể xác. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, não bộ có thể tạo ra cơn đau để phản ứng với tình trạng cảm xúc hiện tại như đau khổ về tình cảm hoặc tinh thần. Với lý thuyết hệ thống thần kinh xuyên suốt và lưu thông, bấm huyệt có thể giảm đau thông qua việc chạm vào xoa dịu, giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng của cơ thể.
Lý thuyết chia vùng là một thuyết khác được sử dụng để giải thích cách hoạt động của bấm huyệt. Thuyết này cho rằng cơ thể được chia thành 10 múi dọc. Mỗi vùng chứa các bộ phận cơ thể khác nhau và tương ứng với các ngón tay và ngón chân cụ thể. Theo đó, việc chạm hay nhấn vào các ngón tay và ngón chân cho phép tiếp cận mọi bộ phận cơ thể trong một vùng cụ thể.
Nhìn chung, y học hiện đại đưa ra quan điểm rằng bấm huyệt – xoa bóp là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh, nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể. Xoa bóp bấm huyệt làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ, góp phần chống viêm, giảm phù nề. Luồng máu tới sẽ tăng cường trao đổi chất, mang oxy tới cho tế bào và đào thải các chất thải cặn bã....
Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, được công nhận và sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Y học cổ truyền và y học hiện đại có những lý thuyết khác nhau về quan điểm của xoa bóp bấm huyệt, nhưng nhìn chung xoa bóp - bấm huyệt có vai trò nhất định trong việc làm đẹp, phục hồi sức khỏe, phòng và chữa bệnh, từ đó nâng góp phần cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tham khảo thêm thông tin tại: Xoa bóp - bấm huyệt cải thiện rối loạn tiền đình
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?