6 Bài Tập Chữa Lành Tổn Thương
Khi chúng ta thất bại và rối bời trong cuộc sống (có thể là một dự án ở công sở không diễn ra như mong đợi hoặc một cuộc tình chấm dứt), tâm trạng của chúng ta có nguy cơ đi tới hai thái cực: một cái thì tự an ủi bản thân, khi đổ hết lỗi lầm sang người khác còn mình vẫn chìm đắm trong cảm giác vô tội và trong sáng. Thái cực còn lại là tự trừng phạt bản thân, khi chúng ta tự oán trách mình, dằng xé bản thân và cứ nhắc đi nhắc lại xem mình đã chủ quan và khờ khạo như thế nào.
Tự trừng phạt chính mình, với rất nhiều người, là mối nguy lớn hơn. Để sống sót trong môi trường thời hiện đại áp lực cao, chúng ta chẳng có mấy lựa chọn ngoài việc trưởng thành rồi sẵn sàng tự kiểm điểm, nhanh chóng nhìn nhận ra lỗi lầm và khắc phục những điểm yếu của bản thân. Chúng ta học cách gánh vác trách nhiệm và mở lòng với những phản hồi góp ý. Nhưng chính vì quá thành thục thói quen này mà chúng ta có nguy cơ rơi vào bẫy của tự trách móc bản thân một cách siêu khắt khe: một dạng của tự trừng phạt bản thân, thứ không dạy ta điều gì mới mẻ mà chỉ khơi dậy nỗi buồn chán và phong độ giảm sút. Chúng ta đã đẩy việc tự trách móc bản thân đi quá xa đến mức nó chẳng còn chút ích gì trong việc nâng cao mức thành tựu của ta mà chỉ đơn giản bào mòn nhuệ khí và ý chí.
Chính thời vào lúc này ta cần thời gian để vạch ra một trạng thái cảm xúc mà hầu hết đều nghi ngại sâu sắc: tự đồng cảm. Chúng ta nghi hoặc vì đã quá quen nhờn đến mức lo lắng với những mối nguy từ việc thương lấy chính mình. Chúng ta là những sinh vật dầy sợ hãi, luôn tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy mình đã trở nên mềm yếu. Phần lớn sẽ từ bỏ ở những vết tích cuối cùng của lòng tự thương cảm đâu đó ở cuối kỳ thiếu niên. Chúng ta cho rằng, bằng việc tử tế với chính mình, chúng ta có thể quá nuông chiều những nét tính cách không xứng đáng, để lỡ những khám phá sâu sắc giá trị và hủy hoại tiềm năng của mình.
Vì suy sụp và tự ghét bỏ bản thân mình cũng là những kẻ thù đáng sợ, chúng ta cần phải học lại giá trị của khoảnh khắc tự yêu thương chính mình; chúng ta cần trân trọng vai trò của việc chăm sóc chính mình trong cuộc sống tươi đẹp, đầy tham vọng và nhiều thành quả.
Để đạt được điều này, chúng ta nên thực hiện một bài tập Tự thấu cảm chính mình, một bài thiền được thiết kế sẵn (khoảng 15 phút hoặc tương tự) ta sẽ tập trung vào một dòng suy nghĩ trong tâm trí để chữa lành những dằn vặt bản thân tồi tệ nhất trong những khoảnh khắc u buồn. Có lúc nào đó, tới khi trở nên mạnh mẽ hơn, chúng ta thề sẽ tiếp nhận một lập trường hoàn toàn bao dung với những giới hạn của mình. Chúng ta đã thất bại, nhưng không nhất thiết phải tự cho rằng mình là những kẻ khờ. Bạn có thể học yêu bản thân theo những cách sau:
Chúng ta quá mê hoặc với thành công và không nhận ra mức độ thử thách thường được tự đặt cho mình. Điều ta đang cố gắng đạt tới không hề tầm thường.
Chúng ta cần xem xét tiểu sử một cách chỉnh thể, không chỉ là rào cản này kia, mà là cả cuộc đời ta. Có những thứ xảy đến với ta do người khác nhúng tay vào gây ra thất bại hiện thời của ta. Chúng ta không gánh vác với mọi chuyện. Phần nào đó ta cũng là nạn nhân của những việc vượt quá tầm kiểm soát của mình. Chúng ta không hoàn toàn có quyền làm chủ bản thân, do đó không cần chịu trách nhiệm cho mọi thứ.
Bản chất của bất kỳ việc gì là luôn có xác suất thất bại khá cao. Thất bại thì hiếm khi được bàn luận về. Truyền thông phần lớn nói về thành công (hoặc những biến cố vĩ đại), nhưng theo thống kê, những gì xảy ra với chúng ta luôn có xu hướng tiềm ẩn cao. Nhà thơ người Anh, Matthew Arnold đã nói, người tài năng hơn cả bạn cũng không thành công. Điều này không có nghĩa bạn là kẻ khờ, đó là một ngọn núi cần trèo tới.
Những người khó tính và khắt khe với bản thân không cho phép chính họ dễ dàng tin vào may mắn. Họ gánh lấy trách nhiệm cho mọi thứ. Họ nghĩ người thắng cuộc tự tạo lấy may mắn cho mình. May mắn là một khía cạnh rất chân thực của cõi đời này. Chúng ta đang cướp của chính mình sự an ủi chân thành và công bằng khi tin rằng chúng ta hoàn toàn kiểm soát – và do đó, đổ lỗi hết cho bản thân khi sa ngã. Chúng ta không phải là những kẻ thua cuộc trong cuộc chơi công bằng. Chúng ta không may mắn sống trong vũ trụ thường nhật bất trắc.
Sự đáng mến của bạn không nên bị lung lay trong tình huống này. Bạn không phải là thành tựu duy nhất của mình. Địa vị và thành công vật chất chỉ là một phần của bạn mà thôi nên còn rất nhiều phần khác nữa. Những người yêu quý bạn thời còn thơ bé biết điều này, và vào những lúc tuyệt vời nhất của họ, giúp bạn cảm nhận được điều đó. Hãy yêu bản thân như cách mẹ yêu bạn: lặp lại giọng nói của tất cả những ai tử tế với bạn, đắm mình trong tình yêu bản năng tuyệt đối mà biệt lập với thành tích. Hình dung một hình ảnh người mẹ. Để bản thân lắng nghe giọng nói bạn chưa từng dành thời gian cho nó bao năm qua. Có lẽ đây không phải tình yêu vô điều kiện, mà chỉ là có nhiều điều kiện khác cho tình yêu, điều bạn tình vượt qua khá dễ dàng. Bạn tốt bụng, thú vị, sắc sảo, nhạy cảm, dạn dĩ và giàu trí tưởng tượng… Xã hội hiện đại đã coi trọng quá mức một số điều kiện nhất định của tình yêu, nén tất xuống khoảng hẹp của chiến thắng. Bạn nên được cho phép tồn tại và khoan dungchính mình và thoát ly khỏi mấy khuôn mẫu đó.
Bạn kiệt sức và hoảng loạn. Bạn có thể không nhìn ra cách bước tiếp từ đây. Đó không phải là sự thật, nó hoàn toàn nằm ở cảm nhận khi việc tự chỉ trích bản thân hủy hoại mọi sự tự tin trong bạn. Bạn cần thời gian thoát khỏi áp lực. Bạn cần ngủ nghỉ và nuôi dưỡng chính mình. Chúng ta ngày càng giỏi buộc tội bản thân. Hãy dập tắt giọng nói của “Nghĩa vụ và Tức giận”.
Tự trắc ẩn bản thân khác với việc chối tội. Nó là cố gắng trở nên dịu dàng với bản thân và ngẫm về nguyên nhân bạn thất bại. Bạn là kẻ khờ, nhưng bạn xứng đáng tồn tại với phẩm giá và được thấu cảm, tha thứ. Đó là quyền cơ bản của tất cả chúng ta.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.