Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 giải pháp thiên nhiên giúp giảm ngứa đầu

Bạn biết sử dụng dầu dưỡng ẩm khi tóc cần thêm độ ẩm, nhưng để có một mái tóc đẹp, ngoài việc chăm sóc tóc, thì chăm sóc da đầu cũng quan trọng không kém.

Nếu da đầu của bạn nứt nẻ, ngứa hay đỏ do vẩy nến da đầu hoặc do một tình trạng kích ứng khác, thì hãy thứ 1 trong 5 giải pháp thiên nhiên sau đây để kiểm soát các triệu chứng của bạn. Hãy đảm bảo rằng, bạn đã hỏi ý kiến bác sỹ trước khi thử bất cứ giải pháp nào, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Dầu ôliu

Dầu ôliu rất tốt cho sức khỏe, nhưng dầu ôliu cũng có rất nhiều lợi ích khi được thoa lên da đầu và tóc. Dầu ôliu có thể giúp bạn kiểm soát được tình trạng tóc xoăn cứng và giúp mái tóc bóng mượt hơn. Dầu ôliu còn có tác dụng làm giảm những vết nứt nẻ trên da đầu do bệnh vẩy nến da đầu gây ra. Để đạt được những hiệu quả này, hãy mát xa 1-2 thìa canh dầu ôliu trực tiếp lên da đầu. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vảy da đầu, bạn có thể để dầu ôliu trên da đầu khoảng 10 phút hoặc để qua đêm (với những trường hợp nặng). Sau đó, bạn có thể xả sạch lại với nước. Nếu để qua đêm, bạn hãy sử dụng mũ trùm để tránh dầu dính vào gối. Trước khi xả sạch, sử dụng một chiếc lược có răng sít để loại bỏ phần da đầu đã bong ra.

Giấm táo

Nhờ có các thành phần chống khuẩn, giấm táo có khả nẳng làm dịu sự kích ứng do bất cứ nguyên nhân gì gây ra, từ việc bị côn trùng đốt cho đến những nốt phồng giộp. Khi nói về da đầu, giấm táo có khả năng làm giảm triệu chứng ngứa liên quan đến bệnh vẩy nến da đầu. Hòa tan hỗn hợp gồm 1-2 phần nước với 1 phần giấm táo và thoa lên da đầu vài lần một tuần, mỗi lần 10 phút. Chú ý rằng, bạn không nên thử nghiệm biện pháp này nếu da đầu bạn đã bị nứt nẻ và chảy máu. Sử dụng một chiếc lược răng sít để nhẹ nhàng loại bỏ lớp da đầu đã bị bong ra, sau đó gội đầu và xả như bình thường.

Yến mạch

Yến mạch không chỉ là một món ăn sáng chứa ít cholesterol mà nó còn có tác dụng làm dịu da. Để làm giảm đau, ngứa do mẩn đỏ, do dị ứng với các loại cây, hoặc do thủy đậu hay cháy nắng, nhiều người đã áp dụng phương pháp tắm với yến mạch. Khi áp dụng với da đầu hàng ngày, yến mạch có thể giúp giảm viêm do vảy nến da đầu hoặc do khô da đầu. Bạn hãy trộn hỗn hợp yến mạch sống với nước đến khi đạt được độ sền sệt, sau đó thoa hỗn hợp này lên da đầu và để trong 10 phút trước khi xả sạch.

Muối biển

Một nghiên cứu xuất bản vào tháng 2 năm 2005 trên tạp chí International Journal of Dermatology chỉ ra rằng, muối magie – loại chất khoáng tìm thấy ở Biển Chết, có thể giúp cải thiện chức năng bảo vệ của da ở những người mắc các bệnh viêm, ví dụ như bệnh vẩy nến. Bạn cũng có thể sử dụng muối biển thông thường để thay thế cho muối magie từ vùng Biển Chết. Bạn có thể trộn muối hạt hơi to một chút với dầu ôliu hoặc dầu dừa cho đến khi đạt được hồn hợp gần giống hồ dán. Sau đó, nhẹ nhàng thoa một lượng nhỏ hỗn hợp này lên da đầu hàng ngày, hoặc vài lần một tuần, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng vảy da đầu, sau đó, xả sạch lại với nước. Bạn có thể bảo quản phần hỗn hợp thừa chưa dùng đến trong lọ kín. Nếu muối bị tan ra theo thời gian, bạn có thể thêm muối vào hỗn hợp này để tạo được hỗn hợp có độ sệt như ý.

Dầu trà

Dầu từ cây trà – được chiết xuất từ lá của cây trà có nguồn gốc từ Australia, có chứa những thành phần chống khuẩn và chống nấm, có thể giúp da đầu không bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể là hậu quả của việc thường xuyên gãi đầu. Nếu bạn có gầu, bị vảy nến hoặc da đầu khô và ngữa, hãy trộn 1 phần dầu trà với 10 phần dầu ôliu, sau đó dùng bông hoặc khăn sạch, thoa hỗn hợp này lên vùng da đầu bị ảnh hưởng. Để như vậy trong khoảng 5 phút trước khi xả sạch lại.
Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm