5 điều bạn cần biết trước khi hiến máu
Hiến máu - một hành động nhân đạo nhưng cần dược chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn trước tiên cho người hiến máu và sau đó là lượng máu quý giá mà bạn vừa hiến tặng.
Dưới đây là một số hướng dẫn cần thiết trước khi bạn hiến máu.
Kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện hiến máu?
Ngân hàng máu luôn cần một lượng máu lớn để điều trị cho các bệnh nhân cần máu, những điều đó không có nghĩa là ai cũng có thể cho máu.
Ở Việt Nam, một cá nhân hiến máu phải từ 18 tuổi trở lên, có cân nặng ít nhất 42kg đối với nữ và 45kg đối với nam. Bạn có thể chưa đủ điều kiện cho máu nếu bạn xăm mình trong thời gian gần đây, có quan hệ tình dục không an toàn, huyết áp thấp hoặc thiếu máu. Một số trường hợp mắc hoặc đang điều trị các bệnh lây nhiễm như Viêm gan B, Viêm gan C, HIV/AIDS và một số bệnh khác cũng thuộc nhóm không được hiến máu. Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang trong chu ky kinh nguyệt cũng không được hiến máu.
Nếu bạn tự tin bạn mình đủ điều kiện, hãy đến các Trung tâm huyết học và truyền máu trên cả nước, các điểm hiến máu di động, các phong trào, câu lạc bộ tình nguyện của Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ... Mang theo giấy chứng minh thư; thẻ hiến máu (nếu bạn đã từng hiến máu trước đó).
Bạn nên ăn một bữa ăn có ít chất béo và nhiều sắt một giờ trước khi bạn hiến máu. Bánh mì, sữa chua không béo, trứng, rau chân vịt, chuối là loại thực phẩm tốt để lựa chọn. Lượng sắt cao, giữ cho bạn tỉnh táo và ít có nguy cơ bị ngất xỉu.
Bạn nên đi cùng một người bạn khác để có thể giúp bạn về nhà nếu cần và không nên tự lái xe, đi xe máy ngay sau khi hiến máu.
Thực hiện các hướng dẫn của nhân viên y tế trong khi hiến máu
Cuộn tay áo của bạn lên, nằm thư giãn trên ghế hặc giường hiến máu và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Bạn hoàn toàn yên tâm vì các kỹ thuật lấy máu được thực hiện bởi các nhân viên y tế được đào tạo kỹ lưỡng.
Thời gian lấy máu của bạn sẽ diễn ra trong vòng vài phút đến khoảng 10 phút với 1 lượng máu trung bình cho một lần hiến là 250 mi và không bao giờ vượt quá 500 ml. Nếu bạn thấy căng thẳng, lo lắng, hãy mang theo một cuốn sách, nghe một bản nhạc êm dịu hoặc nói chuyện với nhân viên y tế.
Bạn sẽ được chăm sóc sau hiến máu với đồ ăn nhẹ, nước trái cây, nước đường để giúp giữ mức đường huyết của bạn tăng lên và không khiến bạn cảm thấy chóng mặt. Bạn có thể được băng nhẹ tại chỗ lấy máu để giữ tránh nhiễm trùng.
Máu của bạn sẽ trải qua hơn một chục các xét nghiệm để đảm bảo máu được an toàn đến người được nhận sau này. Nếu các kết quả xét nghiệm có vấn đề gì bất thường, bạn sẽ sớm được liên lạc lại.
Khỏe mạnh sau hiến máu
Những ngày sau hiến máu, tránh tập thể dục hoặc nâng tạ nặng và nhớ uống nhiều nước. Tránh thức uống chứa caffeine hoặc cồn, vì chúng có thể làm bạn mất nước.
Nếu bạn tấy rằng hiến máu là việc nên làm thì cũng không nên vội vàng để hiến máu tiếp. Bạn sẽ phải chờ ít nhất tám tuần cho lần hiến máu tới và điều đó đôi khi còn phụ thuộc vào cân nặng và sức khỏe của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nên ăn gì buổi sáng trước khi hiến máu?
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.