Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 căn bệnh ung thư lạ lùng có thể bạn chưa biết

Có một số dạng ung thư mà ít người trong chúng ta đã từng nghe đến.

5 căn bệnh ung thư lạ lùng có thể bạn chưa biết 

Trong một nghiên cứu tiến hành trong 10 năm vê hơn 9 triệu ca ung thư, người ta nhận thấy rằng có tới 60 - 71 dạng ung thư hiếm gặp nhưng chiếm tới 25% các trường hợp ung thư. Dưới đây là 5 căn bệnh ung thư mà có thể bạn mới nghe lần đầu.

Ung thư chân

Chẳng ai nghĩ được rằng chân có thể liên quan tới bệnh ung thư nhưng bạn đã hoàn toàn nhầm rồi đấy. Theo bác sỹ Bryan Markinson thuộc Đại học Y Icahn ở New York (Mỹ), do ung thư chân là căn bệnh không phổ biến nên nhiều người thường không chú ý nhiều đến nó. Ông cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc cung cấp cho bác sỹ các thông tin khi bạn quan sát thấy sự hình thành của những nốt ruồi, xuất hiện những cảm giác khác lạ, hay đau ở chân do những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh ung thư xương, mạch máu, thần kinh hay ung thư da. Ung thư da là dạng thường gặp nhất của ung thư chân. Tuy nhiên căn bệnh này cũng khá hiếm, bác sỹ có thể gặp khoảng 10 ca một năm. Ung thư da ở chân chiếm khoảng 3-5% tất cả các trường hợp ung thư da, nhiều trường hợp là do gen hoặc các yếu tố độc hại từ môi trường hơn là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Theo Markinson, nếu bạn có một khối u ác tính dưới móng chân, cấu trúc di truyền phân tử của nó sẽ hoàn toàn khác với ung thư da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Ung thư âm đạo

Khi chúng ta già đi, những tế bào ở âm đạo sẽ biến đổi và có khả năng phát triển thành tế bào ung thư. Người ta nói rằng dạng ung thư này rất hiếm gặp – chỉ khoảng 1% những trường hợp ung thư ở cơ quan sinh dục nữ bắt nguồn từ âm đạo. Cho tới nay, dạng ung thư phổ biến nhất là ung thư tế bào vảy, một loại ung thư da chiếm tới 80% những ca ung thư âm đạo, phát triển chậm gần khu vực cổ tử cung và thường xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh. Khối u có hình dạng giống như những bướu nhỏ và thường loại bỏ được bằng phẫu thuật. Ít phổ biến hơn là ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma), và hiếm gặp hơn nữa là ung thư mô liên kết (sarcoma) hay ung thư tế bào hắc tố (melanoma) hình thành bên trong âm đạo.

Nếu được phát hiện sớm, hầu hết những dạng ung thư này đều có thể phẫu thuật loại bỏ. Liệu pháp xạ trị cũng được sử dụng khá phổ biến đối với ung thư âm đạo, và đã được chứng minh có thể làm tăng tỷ lệ sống sót theo một nghiên cứu trên tạp chí Gynecological Oncology.

Người đã có tiền sử bị mụn cóc sinh dục (do virus gây u nhú ở người) sẽ có nguy cơ cao mắc loại ung thư này. Do vậy, nếu bạn lưu ý thấy triệu chứng kích ứng, xuất huyết hay tiết dịch âm đạo bất thường, hãy thông báo cho bác sỹ biết để tiến hành sàng lọc nguy cơ ung thư.

Ung thư tuyến nước bọt

Những enzyme sản xuất bởi tuyến nước bọt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và chống lại nhiễm trùng. Trong một số ít trường hợp – tỷ lệ dưới 1/100,000 người – sẽ có nguy cơ bị ung thư tuyến nước bọt. Các triệu chứng bao gồm tê cứng và cảm giác yếu ở mặt, có khối u ở trong tai, má, cằm hay vùng miệng. Nếu được phát hiện sớm, những người mắc ung thư tuyến nước bọt có tỷ lệ sống sót sau 5 năm tới hơn 90%. Tuy nhiên, con số đó sẽ giảm mạnh trong trường hợp phát hiện quá trễ. Mặc dù loại ung thư này thường được điều trị bằng xạ trị và phẫu thuật, một nghiên cứu trên quy mô lớn của các nhà khoa học Hà Lan trên tạp chí Cancer Epidemiology đã tiến hành theo dõi các dữ liệu trong vòng 21 năm và nhận thấy không có sự cải thiện nào về tỷ lệ sống sót khi áp dụng hai phương pháp điều trị trên và cho rằng vẫn cần phải khám phá một biện pháp điều trị lý tưởng khác.

Ung thư tuyến nước bọt khác với các loại ung thư ở khu vực miệng khác ở chỗ tình hình sử dụng rượu và thuốc lá dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh, và đây cũng không phải là một căn bệnh do gen di truyền. Ung thư tuyến nước bọt thường phổ biến ở nam giới hơn là nữ giới và cũng thường gặp ở những người đã từng làm việc ở những môi trường có tiếp xúc với chất phóng xạ.

U dây sống

U dây sống là một dạng ung thư xương thường gặp ở trong hộp sọ và tủy sống với tỷ lệ mắc bệnh là 1/1,000,000 người mỗi năm. U dây sống thường phát triển từ những phần rất nhỏ của mảnh sụn còn sót lại khi đứa trẻ còn ở trong tử cung của mẹ. Do đây là căn bệnh rất hiếm gặp, thường rất khó để phát hiện được nguyên nhân gây ra u dây sống. Căn bệnh này cũng không do yếu tố di truyền.

U dây sống phát triển chậm nhưng có tính xâm lấn mạnh. Chúng thường gây đau đầu, đau cổ, nhìn đôi, mất chức năng tiêu hóa và bàng quang, ngứa ran ở tay và chân. Loại ung thư này thường không đáp ứng tốt với hóa trị, xạ trị hay với thuốc. Phẫu thuật thường là phương pháp được lựa chọn đối với u dây sống nhưng thường khá nguy hiểm nếu khối u phát triển ở trên cột sống và xung quanh các dây thần kinh quan trọng. Việc phẫu thuật loại bỏ toàn bộ khối u thường khá khó khăn nên đây là căn bệnh có tỷ lệ tái phát cao.

Ung thư sụn trung mô

Căn bệnh ung thư của mô sụn này hiếm gặp đến nỗi mà chỉ có khoảng dưới 1,000 ca được báo cáo trong các tài liệu y khoa kể từ năm 1959. Đây là căn bệnh ung thư ác tính có khả năng xâm lấn rất nhanh tới các cơ quan và hạch bạch huyết và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nếu không được phát hiện sớm. Khoảng 2/3 những ca ung thư sụn trung mô xảy ra ở xương, nhất là cột sống, xương sườn và xương hàm. 1/3 còn lại được phát hiện ở mô mỡ và mô cơ. Do loại ung thư này có thể được hình thành ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nên rất khó để chỉ ra các triệu chứng, tuy nhiên trong giai đoạn sớm, căn bệnh này có thể gây đau và sưng ở các khu vực bị ảnh hưởng. Nếu khối u xuất hiện gần cột sống, nó có thể gây tê liệt hay mất cảm giác.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí European Journal of Cancer, phương pháp điều trị tốt nhất thường là phẫu thuật để loại bỏ khối u kèm theo hóa trị. Sự kết hợp giữa hai phương pháp giúp giảm nguy cơ tái phát tới 50% trong khi phẫu thuật chỉ giúp giảm 27% nguy cơ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cân nặng và nguy cơ mắc ung thư

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm