Bạn có biết loại khuẩn Chlamydia có khả năng lây cực mạnh qua đường tình dục? Loại vi khuẩn này còn khiến bạn gặp các biến chứng đáng sợ, trong đó có vô sinh.
Chlamydia thường gặp ở phụ nữ dưới 25 tuổi và ít biểu hiện triệu chứng ra ngoài do đó không nhận được nhiều chú ý của người bệnh. Đây là chứng bệnh khá nguy hiểm cho nữ giới bởi nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ lan sang dạ con và ống dẫn trứng, gây ra viêm sưng vùng chậu.
Chlamydia có khả năng để lại sẹo vĩnh viễn tại cơ quan sinh sản, ngăn chặn trứng và tinh trùng di chuyển, gây nên tình trạng vô sinh.
Trên thực tế, có khoảng 25% các ca vô sinh liên quan tới tình trạng này. Meike L. Uhler, nhà dược sĩ học chuyên khoa nội tiết sinh sản tại Trung tâm sức khỏe sinh sản Illinois cho biết, đôi lúc, tình trạng này có thể được xử lý bằng phẫu thuật nhưng tỉ lệ thành công không cao.
Phụ nữ mắc Chlamydia có thể truyền cho con trong kì mang thai. Những biến chứng từ bệnh bao gồm nhiễm khuẩn mắt gây các dị tật về mắt và viêm phổi với trẻ sơ sinh. Đối với người trưởng thành, Chlamydia có thể để lại những cơn đau khớp mãn tính, sưng viêm khu vực vùng kín thậm chí vô sinh.
Nếu bạn đang lo sợ về căn bệnh này thì tin tốt là chúng hoàn toàn có thể chữa trị được khi phát hiện sớm. Việc điều trị kịp thời sẽ chấm dứt toàn bộ nguy cơ cũng như đảm bảo sức khỏe sau này của bạn không ảnh hưởng gì. Vấn đề chủ chốt ở đây là nhận biết Chlamydia khi chúng không có một triệu chứng rõ ràng nào. Dưới đây là những dấu hiệu bạn có thể tham khảo:
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này nhưng dịch âm đạo màu vàng xanh có mùi khó chịu là biểu hiện của viêm nhiễm nấm ngứa trong đó có Chlamydia. Đây là một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận biết liệu mình có đang phải đối mặt với chứng bệnh này không.
Tiến sĩ Keln Sment tại Trung tâm Sức kkhỏe sinh sản Lender Smelt cho hay, khi hiện tượng chảy dịch kéo dài, hãy chủ động tham khảo ý kiến của các chuyên gia y khoa và làm xét nghiệm nếu cần thiết. Chlamydia chỉ có thể được xác định chính xác khi có kết quả xét nghiệm cụ thể. Thông thường, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cung cấp mẫu nước tiểu, lấy dịch từ âm đạo để kiểm tra sự hiện diện của khuẩn Chlamydia.
Nếu vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín của bạn, việc tiểu tiện sẽ gặp không ít khó khăn. Nhà nghiên cứu tiết niệu Leman Heylee cho biết, cảm giác buồn bực, cần giải quyết gấp thường xảy đến khi bạn bị viêm nhiễm vùng kín. Tuy vậy, khi vào nhà vệ sinh, có thể bạn sẽ chẳng thể đào thải chút khó chịu nào trong người ra cả. Đây là điều dễ bị mọi người bỏ qua và lờ đi nhất.
Trong thời kì đầu của bệnh, biểu hiện buốt, rát thường rất nhẹ. Tuy nhiên, khi bệnh đã phát triển nặng, những cơn đau ngày càng nghiêm trọng. Tiến sĩ Heylee cho biết, ở giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể gặp tình trạng bí tiểu. Nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở khả năng gây viêm bàng quang và viêm thành niệu đạo của Chlamydia, dẫn đến việc nước tiểu bị cản trở trong quá trình đào thải ra khỏi cơ thể.
Nếu khuẩn Chlamydia tấn công vào dạ dày bạn, chúng sẽ gây ra những cơn đau tại khu vực ruột, thậm chí làm chảy máu đường ruột. Những cơn đau trực tràng cũng là dấu hiệu chứng tỏ khoang ruột của bạn đang bị vi khuẩn tấn công.
Do vậy, nếu gặp những triệu chứng như đau bụng, khó chịu, chảy máu khi đi ngoài mà không xác định được nguyên nhân, bạn cần phải ghé thăm các cơ sở y tế để nhận được lời khuyên càng sớm càng tốt.
Những cơn đau bụng dưới cũng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề với khuẩn Chlamydia. Nelson Dal, nhà nghiên cứu y sinh tại Đại học Y khoa Massachuset (Mỹ) cho biết, khi chưa được điều trị, Chlamydia có khả năng gây sưng viêm nặng và tạo ra những cơn đau bụng vùng dưới hông. Bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi phải ngồi nhiều. Cảm giác đau tức, nóng rát này có thể lan xuống phần đùi thậm chí cả chân. Đôi khi, những biểu hiện này xuất hiện tại các vùng khác trên cơ thể như cổ, vai, tay...
Chlamydia có khả năng gây sưng viêm tử cung và khiến khu vực này nhạy cảm hơn trước mọi hoạt động. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau rát, chảy máu sau khi yêu. Chuyên gia y khoa Scot Terly cho biết, hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến suy giảm ham muốn và ngại yêu bởi cảm giác khó chịu mà mỗi cuộc yêu mang lại.
Kiểm tra lại 10 mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn không còn phải lo lắng về việc bỏ qua một số những vật dụng nhỏ trong chuyến du lịch đáng nhớ của mình nữa.
Thực tế không phải bất kỳ lứa tuổi nào cũng sẽ hấp thụ tốt vitamin D.
Một số lỗi sai đơn giản trong việc thực hiện các tư thế tập thể giục có thể sẽ gây hại không nhỏ cho sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia khuyên mọi người cần cảnh giác trước những hiện tượng lạ trên cơ thể.
Rau, củ, quả là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Không chỉ giàu chất xơ mà còn giàu chất chống oxy hóa, carotene, tốt cho sức khỏe tim mạch. Dưới đây là 5 loại rau, trái tốt nhất dành cho trái tim của bạn.
9 loại thực phẩm có thể giúp làm tan mỡ bụng "cứng đầu" bởi chúng cung cấp protein, chất xơ và chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn, tốt cho quá trình trao đổi chất...
Dù giá trị dinh dưỡng không cao bằng gạo lứt, nhưng gạo trắng ít calo và chất béo hơn, thậm chí hàm lượng vitamin B3 còn cao hơn. Vì vậy, nếu biết kết hợp với món ăn cân bằng dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có một bữa cơm tốt cho sức khỏe mà không lo tăng cân hay tăng đường huyết.
Với điện thoại, TV và iPad xung quanh, có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi nghĩ đến việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị của trẻ. Thời lượng xem TV bao nhiêu là tốt và phù hợp cho trẻ? Trẻ có nên sử dụng các thiết bị cầm tay cả ngày không? Bạn có thể lo lắng về những gì đã trở thành bình thường đang xảy ra hàng ngày với trẻ khi sử dụng các thiết bị điện tử. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin về việc quản lí thời gian sử dụng các thiết bị điện tử với trẻ.