Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 bài thể dục dễ tập thích hợp cho bà bầu

Chẳng cần đến lớp học, huấn luyện viên hay dụng cụ luyện tập nào phức tạp, với 5 bài tập thể dục cho bà bầu sau bạn có thể thoải mái tập luyện bất cứ khi nào có thể.

5 bài thể dục dễ tập thích hợp cho bà bầu

Phụ nữ có thai thường xuyên tập thể dục sẽ ít bị đau lưng hơn, có nhiều năng lượng hơn và có hình thể đẹp hơn, và sau khi sinh con họ cũng dễ dàng lấy lại được vóc dáng như trước khi mang bầu.

Tập luyện không có nghĩa là cần phải mất nhiều thời gian hay sử dụng các thiết bị đắt tiền. Các bài tập đơn giản sau đây có thể dễ dàng tập luyện tại nhà và khá an toàn cho phụ nữ có thai trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.

Hãy tham khảo 5 bài thể dục dễ tập thích hợp cho bà bầu để thu được kết quả tốt hãy luyện tập hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định bắt đầu một chương trình luyện tập nào nhé.

Tập với ghế

Đứng song song với mặt sau của ghế, tay đặt trên thành ghế, hai chân dang rộng bằng hông.

Hạ đầu gối xuống sao cho mũi chân và đầu gối hướng ra góc 45 độ. Cố gắng hạ người xuống càng thấp càng tốt, lưng vẫn giữ thẳng.

Từ từ duỗi chân ra và trở về vị trí ban đầu. Lặp lại vài lần, tùy theo sức của bạn.

Vị trí tác dụng: Cải thiện sự thăng bằng, tác động lên gân kheo, mông và cơ đùi trước.

Bài tập nằm

Nằm nghiêng về bên phải, đầu gối vào cánh tay phải, chân phải gập một góc 45 độ và chân trái duỗi thẳng. Chống tay trái xuống sàn để giữ thăng bằng, bạn có thể sử dụng một chiếc gối đặt dưới bụng để cảm thấy dễ chịu hơn.

Nâng chân trái lên cao hơn hông. Lặp lại vài lần.

Uốn cong đầu gối trái và đặt lên gối. Duỗi chân phải ra và nhấc lên càng cao càng tốt. Lặp lại vài lần sau đó đổi bên.

Vị trí tác dụng: Cơ bụng và cơ đùi.

Tư thế sấp

Quay phần bụng hướng về phía mặt đất, lưng hướng lên trên với hai tay chống xuống sàn, đầu gối khuỵu xuống.

Từ từ nâng đầu gối và duỗi thẳng chân để cả cơ thể tạo thành một đường thẳng. Đừng uốn cong lưng hoặc để bụng võng xuống.

Giữ tư thế này 1 – 2 nhịp thở. Thực hiện khoảng 5 lần.

Vị trí tác dụng: cơ bụng, cánh tay và lưng.

Bài tập với tạ

Ngồi trên ghế, lưng giữ thẳng và dựa vào lưng ghế, chân đặt xuống sàn, cánh tay đặt dọc hai bên cơ thể.

Mỗi tay nâng tạ khoảng 1 – 1.5 kg, lòng bàn tay hướng về phía người. Gập khuỷu tay một góc 90 độ.

Tiếp tục gập khuỷu tay lên ngang vai. Hạ thấp cánh tay xuống rồi duỗi thẳng lại vị trí ban đầu. Lặp lại vài lần.

Vị trí tác dụng: Bắp tay và vai.

Bài tập kết hợp

Ở tư thế đứng, đặt đầu gối phải lên ghế, chân trái chống trên sàn.

Uốn cong người cho đến khi song song với sàn nhà, đặt tay phải lên ghế. Tay trái giữ tạ 1 – 1.5 kg, nâng lên bằng vai sau đó hạ xuống, lòng bàn tay hướng vào trong.

Bẻ cong khuỷu tay trái thành một góc 90 độ. Giữ và đưa trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại vài lần rồi đổi bên.

Vị trí tác dụng: lưng, bắp tay và cánh tay. 

Tham khảo thêm thông tin về bài viết: Mang thai và việc tập thể dục

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm