Một số thói quen đơn giản hỗ trợ tăng cường sức khỏe tuyến giáp.
Thêm sữa vào bữa sáng
Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, trong đó có tuyến giáp. Các sản phẩm như sữa bò, phô mai và sữa chua chứa nhiều khoáng chất hỗ trợ tuyến giáp như selen, iod và kẽm. Những khoáng chất này rất quan trọng để sản xuất các hormone tuyến giáp, đặc biệt với những người đang có vấn đề về tuyến giáp.
Trường hợp bị dị ứng hoặc không dung nạp lactose, bạn vẫn có thể bổ sung các khoáng chất này thông qua vitamin tổng hợp hàng ngày. Lưu ý tham khảo tư vấn bác sĩ về liều lượng dùng vitamin tổng hợp, vì quá nhiều iod có thể gây hại cho chức năng tuyến giáp.
Quản lý căng thẳng
Căng thẳng nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Theo một nghiên cứu tháng 11/2022 đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, với người mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, (như Basedow hoặc viêm tuyến giáp Hashimoto) thì căng thẳng có thể làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, làm tăng hormone tuyến giáp và giảm hormone kích thích tuyến giáp (thyroid stimulating hormone). Để góp phần kiểm soát căng thẳng, buổi sáng sau khi thức dậy bạn nên tập yoga nhẹ nhàng hoặc thiền.
Tập thể dục
Để cơ thể vận động vào buổi sáng cũng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tối ưu, trong đó có tuyến giáp. Ngoài ra, hoạt động thể chất cũng như "liều thuốc" giảm căng thẳng, làm giảm các hormone như adrenaline và cortisol, tăng hormone endorphin giúp nâng cao tâm trạng.
Không dùng sản phẩm chứa hóa chất gây rối loạn nội tiết
Đọc kỹ nhãn các mỹ phẩm bạn đang sử dụng.
Nhiều loại dầu gội đầu, sữa rửa mặt, chất khử mùi, nước hoa, đồ trang điểm... có chứa hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDC - Endocrine-disrupting chemical). Việc tiếp xúc quá nhiều với EDC có thể làm mất cân bằng chức năng nội tiết tố, đặc biệt ở người đã có sẵn vấn đề về nội tiết tố.
Theo Hiệp hội Nội tiết (the Endocrine Society) EDC như paraben và phthalate được tìm thấy trong xà phòng, mỹ phẩm như lotion dưỡng da, các hương liệu... có thể xâm nhập vào cơ thể qua da. Để bảo vệ tuyến giáp tránh tiếp xúc với các hóa chất có hại này, bạn nên:
- Đọc kỹ nhãn và tránh các sản phẩm có chứa phthalate và paraben.
- Nên chọn sản phẩm trên nhãn ghi "Phthalate-Free", "BPA-Free" hoặc "Paraben-Free" (không chứa phthalate, không chứa BPA và không chứa paraben).
- Tránh dùng hương liệu, nên chọn sản phẩm ghi nhãn "no synthetic fragrance" (không có hương liệu tổng hợp) hoặc "scented only with essential oils" (chí có mùi thơm từ tinh dầu). Sản phẩm có nhãn ghi "good for sensitive skin" (tốt cho da nhạy cảm) thì có khả năng không chứa hương liệu hoặc các thành phần có hại khác.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 4 thói quen xấu khiến người trẻ dễ mắc các bệnh tuyến giáp.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.