Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 thói quen xấu khiến người trẻ dễ mắc các bệnh tuyến giáp

Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc các bệnh về tuyến giáp bởi họ mắc phải 4 thói quen xấu này trong cuộc sống.

Tuyến giáp có tác dụng rất lớn đối với cơ thể, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và sự phát triển của xương. Tuyến giáp cũng là một cơ quan nội tiết của cơ thể con người, nếu tuyến giáp có vấn đề gì thì tất cả các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh về tuyến giáp liên tục tăng cao, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc các bệnh về tuyến giáp. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tuyến giáp? Trong cuộc sống thường nếu mắc phải 4 thói quen xấu này thì bệnh tuyến giáp càng dễ tìm đến bạn, nên tránh ngay.

1. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu thường xuyên lượng i-ốt (có trong muối) ở những món bạn ăn vào quá nhiều sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho tuyến giáp và ảnh hưởng đến sức khỏe của tuyến giáp. Đồng thời, nếu lượng i-ốt nạp vào cơ thể không đủ cũng sẽ khiến hoạt động bình thường của tuyến giáp bị ảnh hưởng.

Vì vậy, chúng ta cần kiểm soát chặt chẽ lượng i-ốt ăn vào, trong trường hợp bình thường, 6g muối mỗi ngày là đủ. Bạn không nên ăn quá nhiều một số loại hải sản như rong biển, tảo bẹ bởi hàm lượng i-ốt của chúng rất cao, tiêu thụ nhiều sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho tuyến giáp.

Nếu bạn luôn thích ăn một số thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay trong cuộc sống hàng ngày, những thói quen ăn uống xấu này cũng không tốt cho sức khỏe của tuyến giáp, tốt nhất nên hạn chế.

2. Thường xuyên áp lực

Trong cuộc sống luôn có người hay cáu gắt, cũng có người chán nản do áp lực công việc và cuộc sống, hành vi này không ảnh hưởng gì trong thời gian ngắn, nhưng nếu duy trì cảm xúc lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết hormone trong cơ thể và làm xuất hiện bệnh tuyến giáp.

Do đó, mọi người, nhất là đối với một số bạn nữ phải điều chỉnh tâm lý trong cuộc sống hàng ngày, không để tâm trạng chán nản hay tức giận kéo dài.

3. Thức khuya thường xuyên

Thức khuya trong xã hội hiện đại đã trở thành một hiện tượng rất phổ biến, nhất là đối với giới trẻ, những người luôn cho rằng mình còn nhiều năng lượng thì mới có thể thức khuya.

Tuy nhiên, thức khuya lâu ngày sẽ làm suy giảm trí nhớ và gây rối loạn nội tiết, từ đó kích thích tuyến giáp dẫn đến hàng loạt bệnh lý tuyến giáp. Sở dĩ như vậy là do ban đêm là thời điểm các cơ quan khác nhau trong cơ thể cần được nghỉ ngơi, nếu không nghỉ ngơi đầy đủ thì các cơ quan này sẽ không được phục hồi. Nếu tiếp tục hoạt động thức khuya sẽ tích tụ nhiều rác và chất thải trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con người.

4. Hay lo lắng

Ở một mức độ khác, bệnh tuyến giáp thực chất là một bệnh có liên quan khá nhiều đến tâm lý con người. Những người thích lo lắng về bản thân có nhiều khả năng mắc các bệnh về tuyến giáp và các bệnh khác hơn.

Con người khi lo lắng sẽ rất mệt mỏi, dẫn đến suy nhược tim, dễ tạo ra cảm giác sợ hãi. Tuyến giáp có liên quan đến việc kiểm soát nhịp tim, do đó, khi con người thường xuyên lo lắng thì tuyến giáp cũng "bị sốc" và không thể thực hiện công việc bình thường của nó. Lâu ngày, các bệnh tuyến giáp sẽ phát sinh. Vì vậy, trong cuộc sống thường ngày, chúng ta nên hạn chế những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là lo lắng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bệnh tuyến giáp và nguy cơ đái tháo đường typ 2.

PV (Theo QQ, Panda Medicine, Healthline) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước

    Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

Xem thêm