Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 giai đoạn của cực khoái ở nữ

Cơn cực khoái ở phụ nữ khó nhận biết. Nó không đơn giản chỉ là khoảnh khắc cực ngắn khi toàn cơ thể run lên bần bật trong cảm giác tột đỉnh sung sướng mà còn là nhiều thay đổi trong cơ thể và trải qua những giai đoạn khác nhau.

4 giai đoạn của cực khoái ở nữ

Giai đoạn kích thích: Ở phụ nữ, dấu hiệu quan trọng nhất ở giai đoạn này là âm đạo bắt đầu tiết dịch, kích thước âm đạo dài và rộng hơn để chuẩn bị cho cuộc giao hợp sắp xảy ra. Khi bạn cảm thấy rạo rực trong người, “cô bé” bắt đầu “sụt sịt” và dần dần ướt nhiều hơn. Âm vật phồng to, da vùng sinh dục thẫm hơn do căng máu hoặc một số phụ nữ có hiện tượng đỏ da ở mặt cổ do tăng ham muốn tình dục. Lúc này, nhịp tim và huyết áp đều tăng lên. Ở một số phụ nữ, trên cơ thể họ, đặc biệt là vùng ngực cũng nổi lên những vùng da đỏ. Điều này vô hại, không cần phải lo lắng. Các bó cơ cũng chuẩn bị để co bóp mạnh hơn.

4 giai đoạn của cực khoái ở nữ

Giai đoạn hưng phấn: Giai đoạn này có thể đòi hỏi cả việc sử dụng tất cả các giác quan và trí tưởng tượng. Có những thay đổi vật lý xảy ra trong giai đoạn này, bao gồm cả số dịch được tiết ra trong âm đạo giúp bôi trơn trong quá trình giao hợp. Lúc này, nhịp tim và huyết áp tăng nhanh hơn, gấp gáp hơn lúc trước. Lượng máu được huy động đến âm vật và môi âm hộ nhiều lên gấp bội và khiến cho hai “chỗ nhạy cảm” này có màu sẫm hơn. Đồng thời, sự co thắt của các cơ khiến cho chúng cũng trở nên săn chắc hơn. Bầu ngực nhô cao, “nhũ hoa” cũng trở nên cứng hơn so với trước. Tử cung vận động lại gần khung xương chậu. Âm đạo cử động để tạo hình giống một “túp lều nhỏ” và tạo nên một khoảng lõm lòng chảo.

Giai đoạn lên đỉnh: Là giai đoạn thường được nhắc đến nhiều nhất khi nói về cực khoái. Cơn cực khoái của phụ nữ thường kéo dài lâu hơn so với cực khoái của nam giới. Một số người đạt cực khoái nhiều lần trong mỗi một lần giao ban nhưng không phải ai cũng có được đặc ân đó. Khi chạm đỉnh, toàn bộ cơ thể bạn nhận “lệnh” sẵn sàng tiếp nhận sự lưu thông ào ạt của máu và sự lưu thông mạnh mẽ đó để lại cảm giác đê mê, run rẩy lên toàn bộ các bó cơ trong cơ thể. Lúc này, thành bên trong “cô bé” sẽ co bóp theo từng đợt, rồi có thể rỉ ra hoặc có người thì bắn ra một lượng nhờn nhỏ thường được gọi là “tinh dịch của phái nữ”.

Giai đoạn phục hồi: Lượng máu từng dồn về “vùng cấm”giờ bắt đầu tản ra. Có một số cảm xúc xuất hiện ở giai đoạn này, bao gồm cả hạnh phúc, thoải mái và đôi khi buồn ngủ. Những cảm xúc này cũng khác nhau với nhiều phụ nữ chứ không phải ai cũng như ai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khám phá 11 loại cực khoái khác nhau của chị em - Phần 1Khám phá 11 loại cực khoái khác nhau của chị em - Phần 2

Quỳnh Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm