Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 nguyên nhân khiến F0 bị tiêu chảy, làm thế nào để xử lý dứt điểm

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng khá phổ biến của người bệnh mắc COVID-19 do virus làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng khá phổ biến của người bệnh mắc COVID-19 do virus làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Kể cả sau khi đã âm tính với COVID-19, một số người bệnh vẫn bị tiêu chảy, có thể do niêm mạc đường tiêu hóa vẫn bị tổn thương kéo dài, chưa hồi phục.

(Ảnh minh họa)

Theo BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm, TP.HCM, có 3 khả năng khiến người bị COVID-19 bị tiêu chảy:

Thứ nhất là do uống quá nhiều thuốc, có người thấy mình là F0 lo lắng quá đã vội uống nhiều thuốc, nhiều kháng sinh dẫn tới tiêu chảy. Xử lý tình trạng này, F0 có thể ăn thêm sữa chua, men tiêu hoá giảm tình trạng tiêu chảy.

Thứ hai là nhiều người là F0 lo lắng, tập trung bồi bổ sức khoẻ, có người không hợp sữa cũng cố uống sữa, có người uống nhiều vitamin gây đầy bụng, đủ các loại dẫn tới rối loạn tiêu hoá. BS Khanh cho rằng những người không hợp thức ăn nhưng cố ăn với tâm lý bồi bổ, các thực phẩm không quen thì cũng có thể gây tiêu chảy. Khi đó, F0 có thể tự điều chỉnh thức ăn, bù nước để cải thiện.

Thứ 3 đó là do virus. Người bệnh khi nhiễm virus SARS-CoV-2 ngoài các biểu hiện về hô hấp còn có các triệu chứng về bệnh đường tiêu hoá như nôn ói, tiêu chảy. Đây cũng hiện tượng bình thường vì khi nhiễm virus, tiêu chảy là cách thải virus ra đường tiêu hoá. Khi thải ra đường tiêu hoá thì virus kích thích đường tiêu hoá gây tiêu chảy.

F0 cần làm gì khi bị tiêu chảy?

(Ảnh minh họa)

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS. Trần Ngọc Ánh - trưởng khoa nội tổng hợp, chuyên ngành tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - cho biết tiêu chảy là triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân sau khi nhiễm virus. Một số nghiên cứu cho thấy COVID-19 khiến tăng men gan gây rối loạn tiêu hóa.

Người bệnh có thể bị tiêu chảy 3-5 lần trong một ngày. Với trường hợp tiêu chảy dưới 5 lần/ngày, bệnh nhân có thể uống nước, bù điện giải, không cần dùng kháng sinh, sau 3-5 ngày sẽ khỏi bệnh.

Trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy trên 5 ngày hoặc phân có dịch nhầy hay máu thì cần phải chú ý. Lúc này cần đến cơ sở y tế thăm khám tìm nguyên nhân chảy máu do có tổn thương niêm mạc.

Để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy sau khi mắc COVID-19, bác sĩ Tiến khuyến cáo người bệnh chỉ dùng kháng sinh khi được sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, sau khi mắc COVID-19 cần có chế độ ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, hạn chế đồ ăn dầu mỡ… để hệ tiêu hóa phục hồi.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Lựa chọn probiotic cho bệnh tiêu chảy.

M.H (t/h) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
Xem thêm