Tiêu chảy kéo dài tiềm ẩn nhiều vấn đề mà người bệnh cần lưu ý để điều trị đúng. Bài viết này sẽ giúp bạn không chỉ nhận diện biểu hiện của chứng tiêu chảy kéo dài mà còn có nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lí.
Như thế nào là tiêu chảy kéo dài?
Triệu chứng tiêu chảy nói chung có biểu hiện là tình trạng bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, đau vùng bụng, đặc biệt là khung đại tràng. Nếu mức độ bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong một ngày, kéo dài từ 1-2 ngày. Mặt khác, tiêu chảy kéo dài ghi nhận khi triệu chứng tiêu chảy xuất hiện trên 14 ngày, chia làm 3 loại là tiêu chảy cấp tính (gọi tắt là tiêu chảy cấp), tiêu chảy bán cấp và tiêu chảy mãn tính. Để dễ dàng nhận biết, chúng ta thường phân chia theo hai loại là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính. Với tiêu chảy cấp, bệnh nhân sẽ có thời gian bệnh kéo dài 2 đến 3 tuần. Còn đối với tiêu chảy mãn tính, thời gian bệnh sẽ lâu hơn. Nói cách khác, người bệnh tiêu chảy kéo dài sẽ gặp tình trạng bệnh tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài mà không thể chữa bằng các phương pháp thông thường nếu không tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đúng.
Nguyên nhân tiêu chảy kéo dài
Nguyên nhân nhân dẫn đến tiêu chảy kéo dài có thể được chia như sau:
Không có tổn thương tại ruột, được chẩn đoán hội chứng ruột kích thích:
Những người bị hội chứng ruột kích thích thường sẽ bị tiêu chảy kéo dài và thường xuyên nếu họ gặp các vấn đề tâm lý như tâm trạng lo lắng, hồi hộp hay sợ hãi. Khi nội soi đại tràng và ruột bệnh nhân không có thương tổn. Người bệnh có thể sẽ đại tiện phân lỏng, không máu và luôn có cảm giác chưa đi ngoài hết.
Tổn thương đại tràng:
Khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài và tiến hành nội soi đại tràng, bệnh nhân được chẩn đoán “Viêm đại tràng mạn”. Trường hợp mắc bệnh viêm đại tràng mạn là do người bệnh đã bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hoặc do chế độ ăn uống có vấn đề. Các nguyên nhân này được giải thích cụ thể hơn như sau: Bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng Lamblia, Amip. Ngoài ra còn có các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như Shigella, Samonella cũng có thể là nguyên nhân gây viêm đại tràng mạn, dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Các loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy kéo dài thường gặp là giun kim, giun đũa, sán ruột. Bệnh nhân có chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn. Xuất hiện bệnh lý có thể do ăn phải thức ăn ôi thiu hoặc các thức ăn gây tổn thương, kích thích niêm mạc ruột. Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác mà chúng ta ít khi để ý. Đó chính là tình trạng kém hấp thu đường. Khi cơ thể không hấp thu được các loại đường như lactose, glucose-galactose, fructose sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài. Hoặc cơ thể thiếu các men như sucrase-isomaltase, men lactase... cũng là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy kéo dài.
Cách điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài
Bệnh nhân tiêu chảy kéo dài thường xuyên cảm thấy bụng trướng hơi, đau âm ỉ phần dưới bụng. Tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng và nhiễm trùng nghiêm trọng cũng xuất hiện, rất nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi bị tiêu chảy kéo dài, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để điều trị triệt để và đúng cách. Các bệnh nhân là trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi cần được đặc biệt lưu ý: Nguyên tắc điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài là phải điều chỉnh rối loạn nước trước tiên. Sau đó điều trị nhiễm trùng và theo nguyên nhân riêng biệt. Điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài được các bác sĩ chia thành hai giai đoạn.
Điều trị, xử lí ban đầu:
Thực hiện bù dịch bằng ORS (Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân không hấp thu được glucose thì cần bù dịch bằng tĩnh mạch cho đến khi đáp ứng ORS). Tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn sẽ có các bước điều trị ban đầu phức tạp hơn.
Điều trị đặc hiệu:
Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nhiễm trùng cho bệnh nhân tiêu chảy kéo dài. Soi phân bệnh nhân để xác định đúng nguyên nhân và dùng thuốc chuyên biệt điều trị. Đối với bệnh nhân tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng mạn tính, các thuốc hay dùng để điều trị gồm có. Sử dụng kháng sinh đường ruột (Biceptol, Flagyl, Flagentyl,...) và thuốc điều hòa nhu động ruột (Visceralgin, Dobriat, Rekalat,...). Bổ sung vitamin và khoáng chất để điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài. Các chất cần bổ sung như folate, vitamin A, đồng, sắt, kẽm, magne. Theo dõi bệnh nhân hàng ngày thông qua cân nặng, thân nhiệt, lượng ăn vào, số lần tiêu chảy... để từ đó xác định bệnh nhân đạt tiêu chuẩn xuất viện hay chưa.
Các nguyên nhân cần điều trị cụ thể
Phương pháp điều trị tiêu chảy kéo dài hoặc mãn tính tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể xảy ra và các lựa chọn điều trị.
Nhiễm trùng: Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn kéo dài hoặc thuốc chống ký sinh trùng để kiểm soát nhiễm trùng do ký sinh trùng.
Dị ứng thực phẩm và không dung nạp: Nếu nghi ngờ bị dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm, bác sĩ có thể khuyên mọi người nên ghi nhật ký thực phẩm. Mọi người có thể sử dụng nhật ký để ghi lại các loại thực phẩm ăn hàng ngày và các triệu chứng gặp phải. Theo thời gian, điều này sẽ giúp phát hiện các loại thực phẩm có thể gây tiêu chảy. Điều trị dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm thường bao gồm việc tránh các loại thực phẩm gây kích thích đã biết.
Điều trị các vấn đề tiêu hóa: Việc điều trị vấn đề tiêu hóa phụ thuộc vào loại tình trạng. Tùy thuộc vào nguyên nhân, có thể liên quan đến một hoặc nhiều tình trạng sau:
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Mọi người nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu có các triệu chứng sau:
Kết luận, những kiến thức về tiêu chảy kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy cấp trên đều rất hữu ích và thiết thực. Tuy vậy, để phòng và điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài hiệu quả nhất, hãy yêu cầu thêm sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lựa chọn probiotic cho bệnh tiêu chảy
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh