Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 giai đoạn phục hồi vóc dáng sau sinh

Sau sinh, vóc dáng chị em hoàn toàn thay đổi, các số đo ba vòng trở nên xa lạ. Sau đây là cách chăm sóc sau sinh nhằm giúp cho cơ thể nhanh chóng trở về trạng thái như xưa theo 3 giai đoạn.

3 giai đoạn phục hồi vóc dáng sau sinh

Giai đoạn thứ nhất

Giai đoạn này kéo dài trong 4 tuần lễ đầu tiên sau khi sinh gọi là giai đoan ở cữ. Trong thơi gian này cơ quan sinh dục của người mẹ thay đổi nhiều, phục hồi cũng nhanh nhất. Chị em phụ nữ cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Giữ cho cơ thể sạch sẽ, nhất là vệ sinh âm hộ sạch sẽ bằng cách dùng các dung dịch vệ sinh phụ nữ như Lactacyd FH, Gynoformin… pha loãng trong nước đun sôi để nguội dùng để rửa vùng âm hộ và tầng sinh môn ở bên ngoài, luôn giữ khô thoáng, đề phòng viêm nhiễm sau khi sinh. Nên tắm vào buổi sáng hay buổi chiều, tránh tắm tối và đêm, không nên ngâm mình trong nước, tắm nước ấm, tránh tắm nước lạnh.

- Nhiệt độ trong phòng phải thích hợp, vì có em bé nên nhiệt độ phòng trung bình 26 - 28oC, tốt nhât nên dùng khí trời nên mở rộng các cửa sổ để thoáng khí.

- Chăm sóc tốt bầu vú, mỗi khi cho bé bú cần lau sạch bầu vú và nặn bỏ giọt sữa đầu, cố gắng cho bé bú hết bầu vú bên này rồi sang bầu vú bên đối diện, không nên cho bé bú lưng chừng vì tuyến vú sẽ không tiết ra sữa nhiều mà còn làm tăng nguy cơ cương sữa, dễ dưa đến tắc tuyến sữa. Vệ sinh bầu vú sau mỗi lần cho bé bú bằng nước ấm, luôn giữ sạch và khô bầu vú.

- Nghỉ ngơi hoàn toàn không làm việc để phục hồi cơ thể.

- Ăn uống: trải qua quá trình vượt cạn thành công, sức lực cơ thể có phần bị hao hụt do mất máu trong lúc sinh, do mệt và mất sức trong lúc chuyển dạ, việc bồi bổ sức khỏe là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn này. Cần cung cấp nhiều chất đạm như thịt nạc heo, thịt bò, trứng sữa, thức ăn nấu chín và ăn nhiều thức ăn có rau xanh và trái cây chín. Không ăn thức ăn sống, lạnh và tanh.

- Tinh thần vui vẻ, tránh kích thích thần kinh. Ở giai đoạn này rất cần sự hỗ trợ của người chồng và gia đình, cần quan tâm và chăm sóc ân cần.

- Đối với chị em sinh thường hay sinh mổ có thể giữ dáng, tránh xệ bụng bằng cách nịt bụng bằng vải thun hay cotton vào tuần lễ thứ 2 sau sinh. Băng nịt bụng có chiều ngang khoảng 15 - 20cm, chú ý khi nịt bụng không nên quá chặt vì gây tức bụng và khó thở, băng vừa phải cảm giác dễ chịu thoải mái.

- Giải trí: nghe nhạc, xem phim hài rất tốt, tránh xem phim hành động hay những bộ phim tình cảm nhiều tâp vì nó khiến chị em phụ nữ những lo lắng ở mỗi bộ phim, điều này không tốt cho bà mẹ đang cho con bú.

- Tập luyện cơ thể: có thể đi bộ nhẹ nhàng vào tuần lễ thứ 2 trở đi, tránh nằm nhiều vì có thể gây bế sản dịch, tập thể dục với những động tác nhẹ nhàng vào buổi sáng khi mặt trời mọc, nên kết hợp tắm nắng cho bé, khoảng thời gian 30 phút.

Giai đoạn này không nên quan hê tình dục .Vì con sản dịch, tử cung còn lớn, cổ tử cung còn hé mở, tầng sinh môn chỗ vết may chưa lành hẳn.

phục hồi vóc dáng sau sinh

 Giai đoạn 2

Giai đoạn này kéo dài khoảng 4 - 6 tuần sau khi sinh. Những thay đổi về mặt giải phẫu và sinh lý trong thời kỳ mang thai và sinh nở cũng như sự thay đổi toàn bộ các bộ phận trong cơ thể cơ bản sẽ phục hồi trở lại bình thường trong giai đoạn này. Vì vậy, ở giai đoạn này chị em phụ nữ cần chú ý vấn đề sau:

- Vệ sinh toàn thân và bộ phận sinh dục luôn sạch sẽ, băng khô ráo.

- Duy trì cho con bú ngày đêm, giai đoạn này bé bú nhiều hơn so với giai đoạn đầu, trung bình mỗi 2 giờ bé bú một lần, lượng sữa 80 - 100ml. Để có đủ sữa mẹ cho bé bú, mẹ cần ăn uống đây đủ dinh dưỡng, ngoài ba bữa chính là sáng, trưa và chiều, cần ăn xen kẽ giữa cách bữa chính, như ăn phở, hủ tíu, bánh canh hay uống 1 ly sữa, trái cây chín…

- Ở giai đoạn này cần được nghỉ ngơi, làm việc nhẹ. Cần ngủ đủ giấc trung bình mỗi ngày 8 - 10 tiếng, buổi trưa khoảng 2 tiếng, đêm 8 tiếng, để cơ thể lấy lại sức khỏe cũng như thay đổi giải phẫu và sinh lý được trở lại ban đầu.

- Hoạt động rèn luyện thân thể, có thể đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút. Cần tạm ngưng chơi các môn bơi, cầu lông, môn chạy, thể dục nhịp điệu… vì cơ thể đang trở về trạng thái ban đầu, nếu hoạt động quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Vẫn duy trì băng nịt bụng hàng ngày, ban đêm nên tháo nịt để cho cơ thể điều hòa nhịp thở cũng như nằm nghỉ được thoải mái.

- Sau 4 tuần lễ, chị em phụ nữ cần đi tái khám về sản phụ khoa, đánh giá vết may tầng sinh môn hay vết mổ sinh cũng như siêu âm tổng quát. Để có kế hoạch ngừa thai sau sinh theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời bé cũng được đi khám để đánh giá sức khỏe về cân nặng và chiều dài, chuẩn bị tiêm ngừa theo lịch quy định.

Giai đoạn thứ 3

Giai đoạn từ 6 tuần trở đi đến 1 năm sau khi sinh. Sau khi sinh 8 tuần cơ thể người phụ nữ đã hoàn toàn phục hồi, người phụ nữ có thể lao động sinh hoạt, làm việc bình thường, vợ chồng có thể quan hệ tình dục trở lại. Tuy nhiên, đây vẫn là thời kỳ người mẹ cho con bú nên trong mọi hoạt động, ăn uống người mẹ cần giữ gìn sức khỏe và bảo vệ nguồn sữa và một số điểm cần lưu ý.

- Duy trì chế độ nghỉ ngơi, thời gian làm việc trung bình 6 - 8 tiếng. Tránh thức khuya và làm việc trong môi trường độc hại, công việc nặng nhọc, đòi hỏi phải gắng sức.

- Giai đoạn này bắt đầu có kinh trở lại, việc ngừa thai là điều cần thiết vì để có thời gian chăm sóc cho bé và phuc hôi sưc khoẻ . Tuỳ theo điêu kiên kinh tế, thời gian và sự phù hợp của cơ thể mà chị em lựa chọn phương pháp ngừa thai như đặt vòng tránh thai, uống thuốc ngừa thai…

- Vẫn duy trì băng nịt bụng trong thời gian trung bình 3 tháng, giúp cho cơ thể phần bụng được vững chắc, không bị xệ. Chỉ nên duy trì vào ban ngày khi hoạt động làm việc , ban đêm nên tháo ra giúp cho hô hấp và tuần hoàn được lưu thông tốt.

- Tập luyện và thể dục thể thao: giai đoạn này trở đi, cơ thể đã hoàn toàn hồi phục, vóc dáng thân hình đã trở về như xưa. Chị em phụ nữ có thể tham gia các môn thể dục, thể thao mà mình yêu thích. Chú ý tránh các môn thê thao mạọ hiêm, môn thê thao gắng sức vì nó có ảnh hưởng đến sức khỏe và việc cho bé bú mẹ.

- Cần tiêm ngừa cho bé đầy đủ đúng theo lịch đã quy định trong sổ sức khỏe của bé.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cân nặng hợp lý trước, trong và sau thai kì

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm