1.Không nấu gan động vật với carốt, rau cần, rau giá
Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Theo các nhà khoa học nghiên cứu, trong gan động vật, có hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác.
Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
2. Không nên ăn dưa chuột với cà chua
Dịp tết, do sử dụng nhiều đồ dầu, mỡ và chất béo, nên rau xanh và đặc biệt là những món rau trộn, sẽ giúp bạn loại bỏ cảm giác chán, ngán thức ăn. Nhưng một điều mà bạn nên lưu ý, không nên kết hợp dưa chuột với cà chua để làm món rau trộn.
Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể.
3. Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây
Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
4. Cà chua kỵ rượu
Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.
5. Sữa bò và nước hoa quả chua (cam, quýt, chanh…)
Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
6. Thịt dê, thịt chó và nước chè
Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp với protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.
7. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C
Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5, sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như cà chua, mướp đắng, cam, quýt, chanh... sẽ làm cho asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3. Tức là chất thạch tín có độc bảng A có thể gây chết người. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các đồ ăn có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.
8. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho
Trong những loại thực phẩm trên, có chứa hàm lượng Ceton đồng. Chất ceton phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
9. Quả hồng với khoai lang
Trong bữa ăn, nếu như có sử dụng khoai lang làm món ăn, thì tốt nhất bạn không nên sử dụng hồng để làm món tráng miệng. Vì tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất tanin (có vị chát) trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.
10. Thịt dê kỵ giấm:
Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê. Điều này khiến món ăn của bạn mất đi giá trị dinh dưỡng.
11. Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau
Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.
12. Thịt bò kỵ hạt dẻ
Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
13. Củ cải kỵ nấm mèo đen
Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.
14. Rượu kỵ thịt bò
Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai.
15. Nhân sâm và hải sản kỵ nhau
Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải. Đồng thời nếu trước đó đã ăn hải sản thì tuyệt đối bạn không nên sử dụng nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không nên uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?