Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 loại thuốc nên có sẵn trong nhà

Thuốc hạ sốt, trị ho, thuốc dị ứng, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón... cần có sẵn trong tủ thuốc gia đình khi dịch bệnh bùng phát.

Trong đại dịch, việc hiểu và tự chăm sóc sức khỏe rất quan trọng. 10 loại thuốc dưới đây nên được trang bị trong gia đình, có thể giúp bạn vượt qua cơn nguy cấp, gồm:

Thứ nhất là thuốc giảm đau đầu hay hạ sốt thành phần acetaminophen (paracetamol).

Thuốc này có thể dùng cho nhiều triệu chứng đau nhức, nóng sốt nhưng thường dùng nhất là cho nhức đầu. Liều dùng là hai viên 500mg một lần cho nhức đầu ở người lớn, tối đa ba lần một ngày (6 viên) hay tổng cộng là 3g.

Nhức đầu kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như sốt, co giật, yếu cơ thể, bệnh nhân nên gọi bác sĩ ngay để được hỗ trợ. Lưu ý người có bệnh về gan không nên uống quá ba viên 500mg một ngày.

Thuốc acetaminophen còn có liều cực mạnh là 650mg mỗi viên, có thể dùng điều trị đau xương khớp hay đau nhức, uống hai viên ngày hai lần. Nếu uống thuốc rồi mà vẫn còn nhức đầu hay đau nhức thì nên đến gặp bác sĩ.

Nhiều loại thuốc cảm khác, hay thuốc giảm đau như Percocet hay Vicodin có chưa thành phần acetaminophen, do đó nếu uống thêm acetaminophen phải cẩn thận vì có thể quá liều. Liều tổng cộng cao có thể dẫn đến ngộ độc.

Thứ hai là nhóm thuốc Aspirin, Ibuprofen, hay Naproxen, thường được dùng chữa đau nhức xương khớp vì ngoài tác dụng giảm đau, giảm sốt, còn giảm viêm sưng. Tuy nhiên, thuốc có thể có tác dụng phụ nguy hiểm như loét bao tử dẫn đến xuất huyết bao tử và tổn thương thận.

Liều dùng tùy theo loại thuốc, như Ibuprofen là 200mg hay 400mg, trong khi Naproxen là 500mg hay Aspirin 81mg. Nên uống tối đa 2 - 3 viên mỗi ngày và ngưng ngay nếu có những triệu chứng như đau bao tử hay buồn nôn. Người có bệnh thận mạn tính hay loét bao tử nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Thứ ba là thuốc dị ứng có chứa dược chất như diphenhydramine, loratadine, cetirizine, hay fexofenadine.

Bạn có thể uống các thuốc này để giảm triệu chứng ngứa và dị ứng, song nếu sau vài ngày dùng vẫn còn các triệu chứng thì nên đi gặp bác sĩ. Tất cả các thuốc này đều có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, và khó chịu bao tử.

Thứ tư là thuốc giảm đau bao tử, kháng acid, như: omeprazole/lansoprazole, Anti-H2 famotidine, hay kháng acid: tums/ calcium carbonate/magnesium hydroxide, trị viêm loét bao tử, ợ chua, ăn không tiêu, đau tức ngực, đầy hơi có thể do quá nhiều acid. Thuốc nhẹ hơn để chữa đau bao tử là thuốc giảm acid họ antihistamine H2 famotidine.

Bạn có thể mua các thuốc giảm acid hay kháng acid ở nhà thuốc để dùng tạm, uống vào vài giờ sau mới bắt đầu có tác dụng.

Thứ năm là thuốc tiêu chảy Loperamide hay Bismuth subsalicylate. Đây là loại thuốc cần lúc nửa đêm, chẳng may bị trúng thực hay tiêu chảy. Loratadine làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn trong ruột, giúp cơ thể có thời gian hấp thụ lại nước, làm giảm tiêu chảy. Bismuth cân bằng các chất trong chất lỏng trong ruột, giúp cơ thể hấp thụ lại nước, giảm tiêu chảy. Chỉ nên dùng một loại Bistmuth hoặc Loperamide nếu bị tiêu chảy.

Tác dụng phụ của hai loại thuốc này là táo bón (nếu uống nhiều) và nhức đầu, chóng mặt. Bạn có thể uống Loperamide hay Bismuth 2 - 3 lần trong ngày cho đến khi dừng tiêu chảy. Nếu tiêu chảy kéo dài, bạn nên gặp bác sĩ vì có thể liên quan đến những bệnh khác như hội chứng kích thích ruột hay nhiễm trùng đường ruột.

Thứ 6 là thuốc trị táo bón Psyllium, Docusat, Mineral Oil, Polyethylene glycol.

Chữa táo bón nhanh nhất là uống nước kết hợp với ăn rau hoặc trái cây. Đây là những loại thuốc uống có thể dùng tại nhà chữa táo bọn nhẹ và vừa. Lưu ý là táo bón mạn tính (lâu dài) cần phải gặp bác sĩ để tìm ra lý do, nhất là trường hợp táo bón do hội chứng kính thích ruột (IBS).

Thứ 7 là thuốc ngủ Melatonin, Valerian, Benadryl, hay Acetaminophen PM. Trong đại dịch, bạn cần quan tâm đến giấc ngủ của mình. Các loại thuốc này chỉ nên dùng ngắn hạn.

Melatonin là loại hormone tự nhiên do cơ thể tiết ra nhiều khi chuẩn bị đến giờ ngủ và giảm dần khi chúng ta gần thức dậy. Vì vậy, tăng lượng hormone melatonin bằng cách dùng thuốc là một cách hiệu quả để chữa mất ngủ ngắn hạn. Liều dùng Melatonin thường 5 mg đến 10 mg. Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra là nhức đầu hay chóng mặt khi thức dậy. Bạn không nên uống hơn 20 mg mỗi tối.

Thuốc ngủ chứa antihistamine như Benadryl hay Doxylamine là những dạng kháng histamin gây buồn ngủ. Dùng lâu dài có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm như ác mộng, nhức đầu hay chóng mặt khi thức dậy. Thuốc antihistamine có thể trộn chung với thuốc giảm đau, giảm sốt acetaminophen vừa chữa đau nhức vừa gây buồn ngủ như Acetaminophen PM hay Aleve PM.

Valerian là chiết xuất từ cây, dễ gây buồn ngủ, có thể dùng chữa mất ngủ ngắn hạn. Tác dụng phụ có thể xảy ra gồm nhức đầu hay chóng mặt khi thức dậy. Lưu ý nếu bị mất ngủ lâu dài, cân gặp bác sĩ ngay vì những nguy hiểm xảy ra biến chứng như đột quỵ, trụy tim, trầm cảm, hay các bệnh tiêu hóa khác.

Thứ 8 là kem trị ngứa và giảm đau hydrocortisone 1%, kem Benadryl, kem Calamine, kem trụ sinh Triple Antibiotic.

Da nổi mẩn và đỏ ngứa là triệu chứng hay gặp của các bệnh viêm da cơ địa, dị ứng, hay côn trùng cắn. Có sẵn thuốc trị ngứa ở nhà giúp bạn làm mau lành da, giảm tổn thương da, và ngủ ngon hơn.

Thứ 9 là thuốc ho, giảm đờm, nghẹt mũi như Guaifenesin, Dextromethorphan, Fluticasonen hay Oxymetazoline xịt, hay Pseudoephedrine.

Guaifenesin trị ho bằng cách giảm đờm trong thanh quản, giảm khó chịu và giảm ho trong khi đó Dextromethorphan ức chế phản xạ hơn. Kết hợp hai loại này chữa ho giảm đờm khá hiệu quả.

Nghẹt mũi có thể dùng thuốc xịt Fluticasone hay Oxymetazoline. Lưu ý là không nên dùng thuốc xịt mũi quá lâu do có thể gây nghẹt mũi trở lại. Thay vào đó, tập các bài hít thở để tăng không khí đường mũi. Bạn bị nghẹt mũi cũng có thể dùng thuốc Pseudoephedrine để cải thiện. Các tác dụng phụ có thể của các thuốc chống nghẹt mũi, ho là nhức đầu, khô cổ, và đắng cổ.

Cuối cùng là thuốc nhỏ mắt: artificial tears, anti-allergy, antibiotic eye drops và thuốc nhỏ lỗ tai. Các bệnh về mắt như ngứa mắt, đỏ mắt do dị ứng, viêm nhiễm vi khuẩn, virus, hay khô mắt sẽ làm mắt khó chịu. Vì vậy, có sẵn trong nhà lọ nước mắt nhân tạo sẽ giúp đôi mắt mát hơn.

Lỗ tai bị đóng ráy lâu ngày có thể khiến bạn nghe không rõ, đôi khi phải nói thật to làm phiền người xung quanh. Có thể mua dung dịch pha loãng Hydrogen Peroxide-Urea (Debrob) hay dầu Mineral oil để làm mềm.

Những loại thuốc này đều có thể mua được tại các nhà thuốc. Lưu ý, những thuốc này có thể có tác dụng phụ nguy hiểm khi uống quá liều hay uống liên tục lâu dài. Ngoài ra, chúng có thể tương tác với các loại thuốc bạn đang uống, ảnh hưởng đến hiệu quả và tăng tác dụng phụ nguy hiểm.

Cách tốt nhất chỉ nên uống trong thời gian ngắn như 1 - 2 ngày, nếu tình trạng bệnh không giảm thì nên gặp bác sĩ ngay.

Tủ thuốc gia đình phải cách xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Các loại thuốc người mắc COVID-19 cần có tại nhà.

Bác sĩ Wynn Huỳnh Trần Phó giáo sư Y khoa, Đại học Y khoa Northstate California, Sacramento - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm