Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xóa bỏ tình trạng khô da trong mùa đông bằng 5 cách tự nhiên

Khô da là một tình trạng rất phổ biến trong mùa đông khi thời tiết trở nên hanh khô. Đối với một số người, tình trạng này có thể gặp phải quanh năm dù trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. Vậy làm cách nào để chăm sóc làn da không bị khô?

Da khô là như thế nào?

Da khô là tình trạng thường gặp gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong thời tiết khô. Một số triệu chứng phổ biến nhất bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Da đỏ, kích ứng hoặc viêm
  • Xuất hiện vảy da hoặc thô ráp khi chạm vào
  • Cảm giác ngứa, đôi khi là cảm giác đau đớn khi chạm vào

Nhìn bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy tình trạng này, khi da khô làm nổi bật các dấu hiệu như vảy da hay các đường kẻ chỉ trên da. Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng có thể nặng nề hơn và có thể gây ra:

  • Tróc vảy da
  • Nứt kẽ da
  • Chảy máu

Nguyên nhân gây khô da

Theo khảo sát, hầu hết mọi người đều tiến triển tình trạng khô da vào mùa đông, khi thời tiết trở nên lạnh và khô. Theo các chuyên gia, việc nhiệt độ lạnh, độ ẩm thấp có thể hút ẩm khỏi bề mặt da, khiến da bị khô. Đồng thời, thói quen sử dụng sưởi trong mùa đông cũng có thể làm da bị khô và mất nước thêm.

Một số yếu tố phổ biến khác như thói quen hàng ngày, lối sống cá nhân cũng có thể góp phần làm tăng tình trạng khô da:

  • Kỳ cọ trên da và làm sạch da quá mức. Việc sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh làm da trở nên khô, mất nước và mất lớp chất nhờn trên da. Theo khảo sát, có rất nhiều người mắc tình trạng khô da nhưng vẫn thường xuyên sử dụng xà phòng hay các hành động kỳ cọ quá mức cho da.
  • Phơi nắng quá lâu, nhất là mùa hè
  • Tắm nước quá nóng
  • Uống không đủ nước
  • Sưởi quá lâu trong không gian kín như văn phòng, trong nhà (hoặc hệ thống sấy khô)
Theo tuổi tác, da cũng dần trở nên mỏng hơn và không sản sinh đủ lớp dầu để dưỡng ẩm. Tình trạng khô da sẽ thường gặp hơn ở lứa tuổi trên 65 tuổi. Tình trạng khô da cũng thường gặp hơn ở người mắc bệnh tiểu đường.

Mẹo điều trị tình trạng khô da theo cách tự nhiên

  1. Tránh tắm nước nóng

Một trong những điều quan trọng của việc giải quyết dứt điểm vấn đề da khô chính là thay đổi thói quen tắm của bạn. Thay vì dùng nước nóng, bạn nên sử dụng nước mát hoặc nước hơi ấm một chút. Việc tắm nước nóng có thể khiến da mất lớp dầu tự nhiên, kéo theo tình trạng khô.

  1. Dưỡng ẩm da sau khi tắm

Bạn nên dưỡng ẩm da để bổ sung lại lượng ẩm bị mất ngay sau khi tắm. Việc dưỡng ẩm giúp da giúp da mềm và đủ nước.

Bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần từ tự nhiên thay vì các loại kem dưỡng da thông thường gây kích ứng da. Một số loại dầu từ thiên nhiên bạn có thể thử như:
  • Dầu oliu
  • Dầu hạnh nhân
  • Dầu bơ
  • Dầu hạt lanh
  • Dầu mầm lúa mì
  1. Uống đủ nước

Da có tới 64% là nước. Nếu chế độ dinh dưỡng của bạn không đủ nước, biểu hiện thiếu nước có thể được thể hiện ngay trên da đầu tiên.

Theo các chuyên gia, bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước. Lượng nước có thể thay đổi tùy thuộc vào thể trạng và các hoạt động thể chất hàng ngày của từng người. Nếu bạn có các hoạt động thể chất nặng như lao động chân tay, tập luyện thể dục thể thao thì lượng nước chắc chắn cần nhiều hơn nữa.

Một cách để kiểm tra bản thân có sử dụng đủ nước hàng ngày hay không chính là đánh giá qua màu nước tiểu. Nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt. Nước tiểu càng sẫm chứng tỏ bạn càng uống ít nước.

  1. Ăn uống lành mạnh

Để chống lại tình trạng khô da và giữ cho da khỏe mạnh, uống nước là chưa đủ. Chế độ ăn là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Theo các chuyên gia, bạn nên tránh các thực phẩm có chứa nhiều đường hay các thực phẩm có thể gây dị ứng. Một số nguyên tắc bạn có thể bắt đầu thực hiện theo nếu đang chưa biết bắt đầu từ đâu như:

  • Ăn chất béo lành mạnh: các chất béo không bão hòa đơn và đa như trong các loại hạt, quả như bơ có thể giúp giữ ẩm da từ bên ngoài. Đặc biệt, omega-3 trong cá cũng có giúp da giữ ẩm và còn chứa các chất chống viêm để giảm tình trạng dị ứng và mẩn đỏ.
  • Bổ sung kẽm: kẽm chứa trong nhiều loại thực phẩm như các loại ngũ cốc, động vật có vỏ, các loại hạt và thịt lợn. Kẽm giúp da sản sinh đủ lượng dầu cần thiết, giúp da mềm mại và không bị khô.
  • Tăng cường vitamin E: chất chống oxy hóa giúp da phát triển và tái tạo nhanh hơn sau một thời gian bị khô. Bạn có thể sử dụng các loại hạt như hạt thông, hạt hướng dương, hạt phỉ và hạt hạnh nhân.
  1. Tránh các sản phẩm làm khô da

Bạn nên thay đổi các phương pháp chăm sóc làn da nhằm hạn chế các tác động khiến da bị khô. Một số điều bạn nên cân nhắc như:

  • Không nên sử dụng quá nhiều các sản phẩm sấy và sưởi vì chúng có thể khiến da bị khô và nứt nẻ.
  • Các chất kích ứng da như xà phòng, chất tẩy rửa cũng không nên lạm dụng quá nhiều. Một số chất tẩy rửa có mùi hương thơm, các sản phẩm có chứa cồn, nước giặt hay nước xả vải cũng nên tránh.
  • Vật dụng thô ráp như quần áo len cũng có thể hút ẩm từ da và gây kích ứng lên da, dẫn đến viêm da và các tình trạng khác.

Tổng kết

Khô da là một tình trạng rất phổ biến, thường gặp phải vào mùa đông hay thời tiết khô, lanh. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng, song tình trạng này có thể gây ra nhiều khó chịu và rắc rối.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống và chế độ ăn uống là cách đơn giản để điều trị cũng như ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường xảy ra, tốt hơn cả là bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia.

Tham khảo thêm thông tin tại: Trị da khô, nứt nẻ với 5 loại kem dưỡng ẩm tự chế

 

Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm