Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vùng kín nặng mùi, đối phó thế nào?

Vùng kín có mùi là nỗi lo lắng, mất tự tin của bất cứ chị em nào, dù đã vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ. Bài viết dưới đây sẽ là lời lý giải cho tình trạng này và cách khắc phục, giúp chị em lấy lại tự tin.

Vùng kín có mùi là nỗi lo lắng, mất tự tin của bất cứ chị em nào, dù đã vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ. Bài viết dưới đây sẽ là lời lý giải cho tình trạng này và cách khắc phục, giúp chị em lấy lại tự tin.

Dịch tiết âm đạo bất thường và vùng kín có mùi hôi

Mùi sinh dục là do sự kết hợp dịch tiết âm đạo, nội tiết, mồ hôi và các nguồn bên ngoài như nước tiểu, phân... Khi một trong các yếu tố trên không bình thường đều có thể khiến vùng kín nặng mùi.

Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ để phòng bệnh.  Ảnh: TM

Phụ nữ khi đến tuổi dậy thì sẽ có dịch âm đạo. Dịch này thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng, dai, có thể kéo thành sợi, không có mùi hoặc hơi tanh. Sau dậy thì, dịch tiết âm đạo thường xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm trước khi rụng trứng, trước kinh nguyệt, trong sinh hoạt tình dục. Dịch ra nhiều hay ít tùy vào từng người, tùy vào chu kỳ kinh nguyệt, có đang mang thai hay không hoặc có dùng viên tránh thai không… Dịch tiết âm đạo có vai trò bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều khi sự tấn công của mầm bệnh vượt quá khả năng bảo vệ của dịch, dẫn đến viêm nhiễm và có mùi hôi.

Dịch âm đạo ở trường hợp có bệnh gọi là khí hư. Cũng có khi khí hư không phải do viêm nhiễm như trong trường hợp lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung… Do khí hư là chất dịch bệnh lý nên được bài tiết liên tục, hằng ngày. Bệnh càng nặng thì khí hư càng nhiều và càng liên tục. Khí hư chỉ hết khi thương tổn bệnh lý đã được điều trị khỏi. Nó có thể đặc hay loãng, có nhiều màu sắc khác nhau (vàng, trắng, xám, nâu hoặc đỏ hồng do lẫn máu). Đặc biệt, khí hư do bất kỳ nguyên nhân viêm nhiễm nào (do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…) cũng đều ít nhiều có mùi hôi rất khó chịu.

Đi tìm nguyên nhân

Đôi khi dịch âm đạo có mùi cũng là bình thường. Mùi này có thể thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt nhưng đa phần nó thực sự do bệnh lý viêm nhiễm âm đạo với các nguyên  nhân thường gặp như:

Viêm âm đạo do vi khuẩn: phụ nữ ở độ tuổi sinh nở hầu như thường trải qua ít nhất 1 lần bị viêm âm đạo do vi khuẩn. Các triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn có thể là rát ngứa, đau, mùi khó chịu và ra nhiều dịch. Quan hệ tình dục không dùng bao cao su và thụt rửa thường xuyên khiến chị em có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn âm đạo.

Viêm do nhiễm nấm: Nhiễm nấm âm đạo là tình trạng khá phổ biến và rất giống với viêm âm đạo do vi khuẩn nhưng có dịch trắng và đặc hơn đồng thời gây ngứa nhiều hơn, vùng kín cũng có mùi nặng hơn.

Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: Chị em mắc một vài bệnh truyền qua đường tình dục có thể gây ra mùi khó chịu ở vùng kín. Những bệnh phổ biến nhất là bệnh Chlamydia và bệnh lậu. Hai bệnh này dễ điều trị nhưng nếu chủ quan, không phát hiện sớm và nếu không được chữa trị kịp thời lại có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng sau này. Nhưng thật không may là đôi khi cả hai bệnh đều không được chẩn đoán sớm bởi chúng có thể không có triệu chứng gì cả. Dấu hiệu thường thấy nhất là tiểu buốt, ra dịch nhiều, mùi khó chịu, đau khi quan hệ tình dục…

Bệnh viêm vùng chậu: Bệnh này xuất hiện khi vi khuẩn (thường là vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục) xâm nhập qua âm đạo vào tử cung. Đây thường là hệ quả sau cùng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục không chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ như Chlamydia. Bệnh viêm vùng chậu sẽ khó được chẩn đoán cho đến khi chị em phải chịu những cơn đau đớn hoặc khó có thai bởi thường thì chúng không gây triệu chứng gì, hoặc dấu hiệu lại dễ lẫn với các bệnh khác như: đau xương chậu, vùng kín có mùi khó chịu, ra nhiều dịch, sốt, mệt mỏi, đau rát khi giao hợp và tiểu buốt…

Ngoài những nguyên nhân trên, vùng kín nặng mùi cũng có thể không phải do nhiễm trùng âm đạo, có thể kể đến các yếu tố như: đổ mồ hôi quá mức, đặc biệt liên quan với béo phì; Táo bón mạn tính, đầy hơi và chế độ ăn uống dẫn đến gia tăng mùi trực tràng; Đái dầm, giải phóng amoniac; Đại tiện không kiểm soát; Ung thư âm hộ, khi đó nó là nguyên nhân dẫn đến hoại tử; Mưng mủ hay hoại tử do ung thư một bộ phận sinh dục khác; Hội chứng mùi cá ươn; Dò âm đạo trực tràng hoặc bàng quang có thể là sau sinh đẻ, chấn thương hay do phẫu thuật…

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Có rất nhiều dầu và các tuyến mồ hôi ở vùng âm đạo có thể gây ra mùi một cách tự nhiên. Nên dùng các loại xà phòng không mùi và dịu nhẹ để vệ sinh vùng nhạy cảm này. Hãy lau chùi từ trước ra sau khi đi vệ sinh và mặc quần lót sạch sẽ, thoáng mát cả ngày. Có nhiều sản phẩm được cho là giúp khắc phục các vấn đề về mùi nhưng hãy tránh xa chúng. Thụt rửa, xịt nước được cho là giúp giữ sạch vùng kín nhưng chúng lại gây ra nhiều vấn đề hơn. Chúng lấy đi các vi khuẩn có lợi trong âm đạo và các sản phẩm có mùi sẽ gây rát ngứa, khó chịu.

Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu bất thường nơi vùng kín, chị em cần đi khám phụ khoa để được phát hiện và chữa trị kịp thời.

BS. BĂNG TÂM - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm