Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm họng và lạm dụng kháng sinh

Viêm họng là bệnh mà khi đó niêm mạc họng và hầu bị sưng lên gọi là viêm. Khi bị , người bệnh thường có các triệu chứng: đau rát họng, nuốt đau, vướng như mắc cái gì đó ở họng, chảy nước mũi, ngạt tắc mũi (một bên hoặc cả hai bên), đau đầu, có thể xuất hiện ho, sốt.

Viêm họng và lạm dụng kháng sinh

Viêm họng có 2 nguyên nhân chủ yếu: do nhiễm trùng và không do nhiễm trùng. Viêm họng không nhiễm trùng là do các chất kích thích như chất gây ô nhiễm hay hóa chất xâm nhiễm vào đường hô hấp và làm hầu họng bị viêm. Nhiễm trùng là tình trạng cơ thể bị mầm bệnh xâm nhiễm gây viêm nhiễm, mầm bệnh đó có nhiều loại: vi khuẩn, siêu vi còn gọi virút, vi nấm, ký sinh trùng…

Phần lớn các trường hợp viêm họng nhiễm trùng là do virút gây ra (có thể chiếm 80% trường hợp), phần còn lại là do vi khuẩn, vi nấm. Viêm họng có thể đi kèm với ho và sốt, ví dụ như trong trường hợp nguyên nhân của nó là nhiễm trùng phần trên của đường. Viêm họng vó thể  do các loại khác nhau vi khuẩn gây ra như: tụ cầu, liên cầu trong đó có liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A gây nhiều biến chứng nguy hiểm, lậu cầu trùng... Còn viêm họng do virút, thường do các virút: rhinovirus, coronavirus, parainfluenza virus, virút cúm A và cúm B, adenovirus, virút Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV). Viêm họng do virút thường kèm theo triệu chứng: ho, sổ mũi, hắt hơi, khàn tiếng...

Dùng kháng sinh

Kháng sinh (KS) được định nghĩa là những chất có nguồn gốc sinh học, bán tổng hợp hoặc tổng hợp, với liều điều trị có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh là vi khuẩn. Như vậy, KS chỉ được dùng để điều trị các bệnh gọi là nhiễm khuẩn, tức các bệnh do vi khuẩn gây ra.

Viêm họng và lạm dụng kháng sinh

Để đạt được hiệu quả cao nhất, việc dùng KS phải được thực hiện bởi bác sĩ điều trị. Bởi vì chỉ có bác sĩ qua thăm khám lâm sàng tức khám trực tiếp bệnh nhân, thậm chí có khi phải cho làm xét nghiệm mới xác định được bệnh nhân bị bệnh nhiễm khuẩn.  Sau đó, bác sĩ phải lựa chọn đúng KS (trong bệnh viện, có khi phải làm xét nghiệm vi khuẩn học bệnh phẩm, kháng sinh đồ để chọn KS thích hợp nhất). Vì vậy, việc người bệnh tự ý dùng KS là hoàn toàn không nên.

Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi lạm dụng, dùng KS không đúng chính là trẻ con

Đặc biệt lưu ý, KS chỉ có tác dụng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là khuẩn, cho nên cứ viêm họng chưa biết do gì mà tùy tiện sử dụng KS là lạm dụng, đôi khi gây bất lợi, không phải lúc nào KS cũng là lựa chọn tối ưu cho bệnh viêm họng. Nguyên tắc điều trị là phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, Chỉ dùng KS trong trường hợp bác sĩ xác định được vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn KS để điều trị phải phù hợp với tuổi, tình trạng bệnh và tính chất dược động học của KS.

Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi lạm dụng, dùng KS không đúng chính là trẻ con. Đối với trẻ, do các cơ quan liên quan đến việc hấp thu thuốc, chuyển hóa và đào thải thuốc chưa phát triển hoàn chỉnh, khả năng gây tai biến ở trẻ so với người lớn càng tăng lên gấp bội. Đó là lý do phải luôn luôn xem trẻ con là đối tượng đặc biệt, phải rất thận trọng khi cho trẻ dùng KS.

Để tránh tai biến cho trẻ khi dùng KS, các bậc cha mẹ không tự tiện mua KS cho trẻ dùng mà nên dành quyền chỉ định KS cho bác sĩ. Tức là nếu nghi ngờ trẻ bị viêm họng nhiễm khuẩn thì nên đưa trẻ đến bác sĩ khám và chỉ định thuốc vì chỉ có bác sĩ mới chẩn đoán được trẻ đúng là bị bệnh nhiễm khuẩn, biết rõ cách dùng KS đúng: đúng thuốc, đúng cách, đủ liều, đủ thời gian.

Viêm họng và lạm dụng kháng sinh

Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm họng nhiễm khuẩn thì nên đưa trẻ đến bác sĩ khám và chỉ định thuốc

Cũng cần lưu ý, nguy hại của việc dùng tùy tiện, bừa bãi KS là tạo đề kháng KS hay “lờn thuốc KS”. Đề kháng KS là với liều dùng thông thường, KS bị lờn chẳng có tác dụng gì đối với vi khuẩn mà trước đây nó tỏ ra rất hiệu quả. Người ta ghi nhận chính việc sử dụng KS bừa bãi, không đúng cách không đủ liều sẽ làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt hết, một số khả năng thích ứng, đặc biệt có sự đột biến gen trên nhiễm sắc thể kiểm soát sự nhạy cảm đối với KS, số này tồn tại, phát triển thành “chủng” vi khuẩn mới mà KS đã sử dụng sẽ không còn tác dụng đối với chúng nữa.

Khi viêm họng nên làm gì?

Nếu chỉ đau rát do viêm họng, chỉ cần dùng các thuốc giảm đau như paracetamol kết hợp với vitamin C (nâng cao sức đề kháng cơ thể), có thể ngậm ở miệng men kháng viêm tại chỗ như alphachymotrypsin. Cần tăng cường ăn hoa quả, uống nhiều nước. Thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 - 7 ngày, bạn có thể pha 1 muỗng cà phê muối vào nửa (1/2) chén nước ấm và súc miệng trong 30 giây (hoặc mua ở nhà thuốc dung dịch sát khuẩn về xúc miệng). Thông thường, viêm họng (do phần lớn nguyên nhân là siêu vi) sẽ khỏi, triệu chứng đau họng sẽ hết trong vòng 5 - 7 ngày.

Để giảm đau họng, bạn cũng có thể theo cách sau. Hãy pha một tách trà nóng và cho vào 1 thìa cà phê mật ong, thêm nửa quả chanh vắt rồi uống. Hoặc ngậm một tép tỏi sống đâm hơi nát, trong khoảng 5 - 10 phút khi thấy cổ họng có cảm giác đau ngứa. Tỏi có chứa allicin có tác dụng kháng sinh mạnh, giúp tiêu diệt phần nào virút và vi khuẩn.

Lời khuyên của thầy thuốc
Áp dụng các phương cách trên trong vài ngày mà không đỡ, hoặc bạn nghi ngờ mình bị viêm họng nhiễm khuẩn thì nên đi đến bác sĩ để khám và chữa trị. Trẻ con bị đau họng kèm ho, sốt thì đưa đến khám bác sĩ ngay. Không nên tự ý mua KS về sử dụng vì có thể sử dụng không đúng thuốc, không đúng cách dùng cũng như thời gian uống mà chỉ có bác sĩ mới kê đơn dùng đúng.
PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm