Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm bao gân De Quervain – bệnh của các bà mẹ bỉm sữa và dân văn phòng

Viêm bao gân De Quervain đề cập đến tình trạng viêm các gân ở ngón tay cái. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy đau khi cử động ngón tay cái. Bệnh được đặt theo tên của bác sĩ phẫu thuật người Thụy Sĩ Fritz de Quervain, người đã xác định nó lần đầu tiên vào năm 1895. Hãy cùng tìm hiểu xem bệnh diễn ra như thế nào và các phương pháp phục hồi khi gặp phải.

Viêm bao gân De Quervain là gì?

Viêm bao gân De Quervain là tình trạng viêm bao hoạt dịch bao quanh hai gân chạy giữa cổ tay và ngón cái. Ở ngón tay cái, các gân gắn cơ với xương và giúp di chuyển ngón cái.

Khi bao hoạt dịch quanh gân vùng ngón cái sưng lên và dày lên, cảm giác đau sẽ xuất hiện nếu cử động ngón tay cái. Điều này thường xảy ra sau khi ngón tay cái hoặc cổ tay vận động sử dụng quá mức, đặc biệt là trong các hoạt động lặp đi lặp lại khiến ngón tay cái di chuyển khỏi cổ tay nhiều lần trong một thời gian ngắn.

Việc bong gân hoặc các hoạt động khiến các gân cử động lặp đi lặp lại của ngón tay cái khi làm việc hay trong khi chơi thể thao có xu hướng làm cho tình trạng sưng và đau tồi tệ hơn.

Các hoạt động liên quan đến gân De Quervain's bao gồm:

  • Chơi golf
  • Chơi đàn piano
  • Đánh máy
  • Nghề làm mộc
  • Bế trẻ nhỏ

Tình trạng này cũng thường phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới, và thường xảy ra sau khi mang thai. Các nguyên nhân khác bao gồm việc hình thành mô sẹo vùng quanh gân do chấn thương hoặc viêm khớp.

Triệu chứng

Các triệu chứng chính của viêm bao gân De Quervain là đau và sưng ở gốc ngón tay cái. Tình trạng này có thể dẫn đến:

  • Đau khi cử động ngón tay cái hoặc cổ tay
  • Đau khi làm động tác nắm tay
  • Sưng và đau ở một bên cổ tay
  • Cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng cót két khi các gân trượt qua vỏ bọc trong lúc vận động
  • Giảm sức mạnh cầm nắm

Các cử động liên quan đến ngón tay cái và cổ tay, bao gồm véo, nắm hoặc vặn sẽ khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Chẩn đoán

Tình trạng này nên được chẩn đoán chính xác bằng xác định của các chuyên gia y tế. Xét nghiệm Finkelstein được sử dụng để chẩn đoán tình trạng này. Động tác này được thực hiện bằng cách đặt ngón tay cái vào lòng bàn tay và nắm đấm. Sau đó, người bệnh được yêu cầu uốn cong cổ tay theo hướng ngón tay út của họ. Kết quả nghiệm pháp được coi là dương tính nếu cơn đau tồi tệ hơn.

Thông thường, người bệnh được gặp nhà vật lý trị liệu hoặc chuyên gia về xương khớp để điều trị, bao gồm các bài tập dưới đây.

9 bài tập chữa viêm bao gân De Quervain

Theo các chuyên gia, những người bị viêm bao gân De Quervain nên đeo nẹp trong 2 đến 3 tuần. Trong thời gian này, một số bài tập dưới đây có thể giúp phục hồi nhanh hơn:

  • Đặt tay bị đau ngửa và áp xuống bề mặt phẳng, chẳng hạn như mặt bàn. Sau đó, nâng ngón tay cái bị đau nhẹ nhàng lên khỏi bàn rồi hạ xuống một cách từ từ. Lặp lại động tác này từ 5 đến 10 lần.
  • Đặt tay bị đau hướng dọc và vuông góc với mặt phẳng, áp ngón út xuống mặt bàn. Sau đó, nâng ngón cái bị đau lên cao rồi hạ xuống từ từ để ngón cái cùng chiều với các ngón tay còn lại. Lặp động tác từ 5 đến 10 lần.
  • Đặt tay bị đau lên mặt phẳng, úp lòng bàn tay xuống. Mở ngón cái rộng hết mức có thể rồi khép lại. Lặp động tác từ 5 đến 10 lần.

Sau khi thực hiện 3 bài tập trên mà không cảm thấy đau, bạn có thể tập các bài tập vận động nâng cổ tay khỏi mép bàn.

  • Đặt một sợi dây chun vòng quanh các ngón tay được chụm lại, sau đó thực hiện động tác mở các ngón tay ra phía ngoài để kháng lại sức co của dây chun. Lặp động tác từ 5 đến 10 lần.
  • Đặt tay bị đau ngửa trên bàn, sau đó nâng ngón cái và ngón út lên và chạm vào nhau. Động tác này được giữ trong 6 giây và lặp 10 lần.
  • Đưa cánh tay bị đau hướng ra trước, dùng tay còn lại ấn mu bàn tay xuống và căng cổ tay. Giữ nguyên trong 15 đến 30 giây và lặp lại 3 lần.
  • Đặt tay bị đau ngửa trên bàn, cầm một chiếc tạ nhẹ và tập nâng dần cổ tay lên và hạ xuống nhẹ nhàng. Nên chia thành 2 lần tập, mỗi lần 15 thao tác nâng lên hạ xuống.
  • Tương tự bài tập trên, cầm tạ nhưng để tay vuông góc với mặt phẳng. Nâng cổ tay lên và hạ xuống theo chiều dọc. Nên chia thành 2 lần tập với mỗi lần 15 thao tác.
  • Giữ một quả bóng cao su trong lòng bàn tay, nắm và bóp chặt bằng các ngón tay. Nên chia thành 2 lần tập với mỗi lần 15 thao tác.

Tóm lại

Các bài tập sẽ đi kèm với điều trị bao gồm nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau – chống viêm và đeo nẹp. Steroid cũng có thể được dùng để điều trị nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Nhìn chung, bạn nên đến gặp bác sĩ hay các chuyên gia để được tư vấn và điều trị chính xác, hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại: Nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay do gõ bàn phím

 

Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm