1. Viêm bàng quang kẽ là gì?
Bàng quang là một nơi chứa nước tiểu. Khi bàng quang giãn nở đến khi căng đầy và báo tín hiệu đến não khiến bạn phải đi tiểu. Các thông tin này được trao đổi qua các dây thần kinh vùng chậu tạo ra sự thôi thúc đi tiểu.
Viêm bàng quang kẽ là một tình trạng mãn tính gây áp lực lên bàng quang, làm bệnh nhân đau bàng quang và ở vùng chậu (hội chứng đau bàng quang). Cơn đau dao động từ khó chịu đến nặng có thể có tác động xấu đến chất lượng sống.
2. Triệu chứng của bệnh viêm bàng quang kẽ
Bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ thường không có các triệu chứng giống nhau. Khi bị viêm bàng quang kẽ, các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian, do sự tác động như: kinh nguyệt, căng thẳng, tập thể dục...
Bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ sẽ có các dấu hiệu thường gặp như:
- Ở phụ nữ: Đau ở xương chậu, âm hộ, hoặc khu vực sau âm đạo
- Ở nam giới: Đau ở bìu, tinh hoàn, dương vật hoặc khu vực sau dương vật
- Có cảm giác đau vùng chậu mãn tính
- Đi tiểu nhiều lần, mót tiểu phải đi ngay. Số lượng nước tiểu thường ít, đi suốt cả ngày và đêm
- Có cảm giác đau vùng bụng dưới
- Đau tức ở niệu đạo.
- Đau âm ỉ lưng dưới.
- Đau rát hoặc khó chịu trong khi bàng quang căng đầy và giảm đau sau khi đi tiểu.
- Đau khi quan hệ tình dục.
Với các bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ, mức độ triệu chứng rất khác nhau. Các cơn đau có thể âm ỉ nhưng có lúc lại rất dữ dội. Ngoài ra, một số người bị viêm bàng quang kẽ lại không có bất cứ biểu hiện nào.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm bàng quang kẽ có thể giống với các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính. Tuy nhiên, bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bị viêm bàng quang kẽ, đồng thời với viêm đường tiết niệu.
Bệnh viêm bàng quang kẽ làm tăng nhu cầu đi tiểu của người bệnh.
3. Nguyên nhân gây ra viêm bàng quang kẽ
Hiện vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm bàng quang kẽ. Tuy nhiên có khả năng do nhiều yếu tố khác nhau gây bệnh như:
-Sự khiếm khuyết ở lớp niêm mạc bảo vệ (biểu mô) của bàng quang. Các chất độc hại trong nước tiểu kích thích thành bàng quang thông qua sự rò rỉ trong lớp biểu mô.
-Một số yếu tố khác như: phản ứng tự miễn dịch, di truyền, nhiễm trùng hoặc dị ứng.
4. Đối tượng nguy cơ
Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây viêm bàng quang kẽ:
- Thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.
- Hay gặp ở những người có da trắng và mái tóc đỏ: nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Hầu hết những người bị viêm bàng quang kẽ trong độ tuổi 30 trở lên.
- Viêm bàng quang kẽ có thể liên quan đến rối loạn đau mãn tính khác như hội chứng ruột kích thích hoặc đau cơ xơ hóa...
5. Biến chứng của viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng:
- Giảm khả năng bàng quang có thể dẫn đến cứng thành bàng quang làm thể tích giảm xuống và khả năng giữ nước tiểu ít hơn.
- Giảm chất lượng cuộc sống.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục
- Gây ra căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm cho người bệnh và điều đó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm bàng quang kẽ.
6. Chẩn đoán viêm bàng quang kẽ
Để chẩn đoán viêm bàng quang kẽ bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nói về các triệu chứng bệnh, khám phụ khoa, kiểm tra vùng chậu...
Ngoài ra có thể chỉ định xét nghiệm nước tiểu; Soi bàng quang; Sinh thiết; Xét nghiệm tế bào trong nước tiểu; Kiểm tra độ nhạy với kali…
7. Phương pháp điều trị viêm bàng quang kẽ
Dưới đây là một số phương pháp điều trị giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm bàng quang kẽ:
- Dùng thuốc
Bác sĩ chỉ định dùng: Thuốc kháng Histamin: để giảm triệu chứng tiểu liên tục và tiểu gấp; Thuốc chống trầm cảm ba vòng: để ngăn cản các cơn đau giúp bàng quang thư giãn; Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) giúp giảm đau: để phục hồi niêm mạc ở mặt trong và bảo vệ thành bàng quang
- Tập vật lý trị liệu
Giúp làm giảm các triệu chứng đau cơ, đau vùng chậu và các mô liên kết sẽ có tác dụng hạn chế sự bất thường hoặc các cơn co thắt của hệ thống cơ sàn chậu.
- Phương pháp dãn nở bàng quang
- Kích thích thần kinh
- Phương pháp phẫu thuật
Rất hiếm khi biện pháp này được chỉ định trong điều trị viêm bàng quang kẽ do nguy cơ biến chứng hậu phẫu cao và không giúp làm giảm các cơn đau. Thường biện pháp này chỉ áp dụng trong các trường hợp người bị viêm nặng, bàng quang mất dần chức năng giữ nước tiểu, bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác.
8. Lời khuyên của bác sĩ
Để hạn chế các triệu chứng bệnh, cần:
- Người bệnh nên tập đi tiểu đúng giờ. Sau đó dần dần giãn cách thời gian chờ tiểu lâu hơn.
- Thay đổi thói quen ăn uống: ăn ở mức vừa phải sẽ giúp làm giảm gánh nặng đè lên bàng quang.
- Tránh căng thẳng, stress.
- Mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng, không nên dùng thắt lưng, chít eo hay mặc quần bó sát...
- Thường xuyên tập thể dục.
- Tình dục lành mạnh.
- Bỏ thuốc lá.
Viêm bàng quang kẽ là bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì nó có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu đi.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 12 dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang kẽ.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.