Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao tôi lại bị phù?

Phù có thể xuất hiện ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể do chấn thương hoặc viêm. Một số thuốc, nhiễm trùng, mang thai và nhiều vấn đề y tế khác có thể khiến bạn bị phù.

Phù xảy ra khi các mạch máu nhỏ bị rò rỉ và giải phóng dịch vào khoảng giữa các tế bào.

Nguyên nhân gây phù

Chấn thương mắt cá chân, ong đốt hoặc nhiễm trùng da có thể khiến bạn bị phù. Trong một số trường hợp, ví dụ như nhiễm trùng, phù có thể hữu ích, dịch rò rỉ từ các mạch máu thu hút nhiều bạch cầu đến khu vực phù và chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.

Phù có thể do mất cân bằng một số chất trong máu. Ví dụ như:

Albumin giảm: albumin và các protein khác trong máu hoạt động như một miếng bọt biển để giữ các chất lỏng trong mạch máu của bạn. Albumin thấp có thể dẫn đến phù nhưng nó thường không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra phù.

Phản ứng dị ứng: Phù cục bộ thường gặp ở hầu hết các trường hợp dị ứng. Khi cơ thể lại phản ứng lại với các tác nhân dị ứng, các mạch máu ở khu vực gần đó sẽ bị rò rỉ dịch ra khoảng giữa các tế bào.

Tắc nghẽn dòng chảy: Nếu sự dẫn lưu dịch ở một phần của cơ thể bị tắc nghẽn, dịch sẽ bị ứ lại. Ví dụ như, huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân hoặc một khối  gây cản trở lưu thông máu hoặc dịch bạch huyết cũng có thể gây phù.

Các bệnh lí nghiêm trọng: Bỏng, nhiễm trùng đe dọa tính mạng hoặc những bệnh lí nặng khác có thể gây ra phản ứng khiến dịch thoát vào khoảng giữa các mô ở hầu hết trong cơ thể. Vì vậy, các vấn đề này thường gây phù toàn thân.

Bệnh tim (suy tim sung huyết): khi tim yếu đi và bơm máu kém hiệu quả, dịch có thể ứ lại, gây phù chân. Nếu dịch bị ứ lại nhanh chóng, có thể dẫn đến phù phổi.

Bệnh gan: Một số bệnh lí gan nặng (ví dụ như xơ gan) gây ra phù. Xơ gan có thể gây giảm albumin và các protein khác trong máu, dẫn đến dịch ứ lại ở bụng chân (biểu hiện cổ chướng và phù chân).

Bệnh thận: Hội chứng thận hư có thể gây phù nhiều ở chân hoặc phù toàn thân.

Mang thai: phù nhẹ ở cẳng chân thường gặp khi mang thai. Nhưng nhiều biến chứng nặng khi mang thai như huyết khối tĩnh mạch sâu hay tiền sản giật có thể gây phù.

Phù não: Chấn thương não, hạ natri máu, u não, não úng thủy có thể gây phù. Đau đầu, lơ mơ, hôn mê là những triệu chứng khác của phù não.

Thuốc: Nhiều thuốc có thể gây phù như:

  • NSAIDs (ví dụ như ibuprofen và naproxen)
  • Thuốc chẹn kênh calci
  • Corticoid (ví dụ như pednisone và methylprednisone)
  • Pioglitazone and rosiglitazone
  • Pramipexole

Các thuốc này thường gây phù nhẹ ở cẳng chân.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bạn sẽ tùy thuộc vào mức độ và vị trí phù.

Phù ở khu vực nhỏ do nhiễm trùng hoặc viêm (ví dụ như muỗi đốt) thường không gây ra triệu chứng gì. Nhưng phù do phản ứng trên diện rộng (ví dụ như ong đốt) có thể xảy ra trên toàn bộ cánh tay của bạn, làm da bị căng, đau và hạn chế di cử động.

Dị ứng thức ăn có thể gây phù nề ở lưỡi hoặc họng. Nó có thể đe dọa tính mạng nếu phù ở thanh quản, gây cản trở hô hấp.

Phù ở chân có thể khiến bạn cảm thấy nặng nề, ảnh hưởng tới việc đi lại. Phù nặng có thể gây ảnh hưởng tới lưu thông máu, dẫn đến loét da.

Phù phổi gây khó thở và làm giảm lượng oxy trong máu. Một số trường hợp phù phổi có thể bị ho.

Điều trị

Để điều trị phù, thường phải điều trị theo nguyên nhân. Ví dụ, bạn có thể uống các thuốc dị ứng để điều trị phù do dị ứng.

Phù do tắc nghẽn dẫn lưu dịch thường được điều trị bằng phục hồi lại lưu thông máu. Nếu bạn có huyết khối ở cẳng chân, bạn sẽ cần sử dụng chống đông. Chúng giúp phã vỡ cục máu đông và phục hồi lưu thông máu. Một khối u cản trở lưu thông máu hoặc bạch huyết thường được cắt bỏ bằng phẫu thuật hoặc xạ trị, hóa trị để u nhỏ lại.

Phù chân do suy tim sung huyết hoặc bệnh gan có thể điều trị bằng lợi tiểu, ví dụ như furosemide (Lasix). Khi bạn đi tiều nhiểu hơn, dịch từ khoảng giữa các tế bào có thể trở lại mạch máu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế ăn muối (ăn giảm natri).

Thông tin thêm khảo tại bài viết: Vì sao cơ thể bạn bị sưng phù?

Bình luận
Tin mới
Xem thêm