Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xơ gan, những điều bạn cần biết

Gan là cơ quan lớn giữ vai trò quan trọng, được ví như “nhà máy thải độc” lớn nhất của cơ thể. Ngoài chức năng hoạt hóa vitamin, cân bằng hormon, gan còn có tác dụng xử lý hóa học đối với các chất như đường, mỡ và đạm, giúp cho các cơ quan trong cơ thể dễ dàng hấp thụ.

Xơ gan là gì?

Gan của người bình thường có màu nâu, mềm, mặt nhẵn khối lượng 1,2-1,5kg nằm ở hạ sườn phải, ngay dưới khung sườn. Khi bị xơ, gan bị đổi màu từ nâu sang màu vàng nhạt, khối lượng gan giảm xuống chỉ còn khoảng 0.5kg, gan cứng, bề mặt sần xù hoặc mấp mô do các cục u nổi lên.

Xơ gan là hậu quả của việc lá gan bị tấn công trong thời gian dài, dẫn đến các tế bào gan bị thoái hóa hư hại, chết dần và hình thành các mô sẹo, u, cục.. mất chức năng gan.

Các nguyên nhân dẫn đến xơ gan

Xơ gan do rất nhiều nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân chính đó là:

Xơ gan do viêm gan virus: có 5 loại virus viêm gan chính đó là A, B,C, D, E trong đó hai loại virus viêm gan B và C có tỷ lệ người nhiễm bị xơ gan cao nhất.

Xơ gan do rượu: Rượu là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh xơ gan hủy hoại tế bào gan, làm gan nhiễm mỡ, viêm mạn tính dẫn đến xơ gan.
Xơ gan do ứ mật kéo dài: sỏi mật, viêm chít đường mật,… làm cho mật ứ lại và phá hủy tế bào gan.

Bệnh nhân suy tim, viêm màng ngoài tim do dày dính (hội chứng Pick), viêm tắc tĩnh mạch trên gan (hội chứng Budd Chiari)… làm máu ứ lại trong gan, gây rối loạn chuyển hóa dẫn tới viêm gan và xơ gan.

Xơ gan do dùng thuốc và nhiễm độc hóa chất: Dùng dài ngày một số thuốc như INH chống lao, methyldopa chữa tăng huyết áp, aminazin điều trị tâm thần… Hoặc nhiễm độc các thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, chì, phốt-pho… cũng có khả năng gây xơ gan rất lớn.

Xơ gan rối loạn chuyển hoá: nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis), rối loạn chuyển hoá đồng, thoái hoá gan nhân đậu (bệnh Wilson), rối loạn chuyển hoá porphyrin…

Các giai đoạn bệnh xơ gan

Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, dấu hiệu bệnh sẽ không rõ ràng, nếu để ý kỹ bệnh nhân có thể thấy thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, cơ thể đau nhức, mệt mỏi..

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn tiếp theo các mô sẹo phát triển mạnh hơn, chức năng gan bắt đầu suy giảm, rối loạn tiêu hóa liên tục, xuất hiện những cơn đau kéo dài ở mạn sườn phải, ăn uống kém dẫn đến việc sụt cân, xạm da, vàng mắt, hoặc xuất huyết do giãn mao mạch, hai bàn tay hay bị ửng đỏ, chóng mặt, tim đập nhanh..Nếu ở giai đoạn này mà bạn còn chưa biết bị xơ gan thì cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ.

Giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối bệnh nhân mệt mỏi, ăn không tiêu, đầy bụng, trướng hơi, vàng da, vàng mắt. Cơ thể bị giảm khả năng miễn dịch, người gầy, tiểu ít, bụng trướng to, da mặt vàng đậm, mắt vàng, bụng trướng to, bệnh nặng hơn và có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, hôn mê

Hình ảnh biến chứng giai đoạn cuối của xơ gan

Các loại bệnh xơ gan

Xơ gan được chia làm 2 loại xơ gan còn bù và xơ gan mất bù:

Xơ gan còn bù: Là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, lúc này gan vẫn còn chức năng khá tốt mặc dù đã hình thành các node sẹo của gan. Cơ thể có thể biểu hiện các triệu chứng lâm sàng một cách mờ nhạt.

Xơ gan mất bù: Là giai đoạn cuối của xơ gan (xơ gan cổ trướng) Lúc này cấu trúc của gan đã bị hư hỏng nặng nặng nề và gây rối loạn chức năng gan của cơ thể. Bệnh nhân xơ gan mất bù có thể phát triển thành ung thư gan, biểu hiện nhiều triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.

Biến chứng bệnh xơ gan giai đoạn cuối

Xơ gan để lại nhiều biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong:

Nôn ra máu và đi ngoài phân đen: Xơ gan giai đoạn cuối bệnh nhân sẽ bị vỡ tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch dạ dày. Thường chảy máu nặng, hay tái phát và tỷ lệ tử vong cao. Khi có chảy máu, bệnh nhân cần được nội soi cầm máu bằng thắt các búi giãn tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, tiêm chất gây xơ qua máy nội soi dạ dày ống mềm kết hợp với điều trị nội khoa.

Hôn mê gan: Thường xảy ra sau các yếu tố thuận lợi như nôn ra máu, nhiễm khuẩn… nhưng thường tử vong.

Nhiễm trùng: Ở giai đoạn xơ gan giai đoạn cuối bệnh nhân rất dễ nhiễm trùng như nhiễm khuẩn dịch cổ trướng, viêm phổi, lao phổi làm cho gan xơ nặng lên.

Ung thư gan: Tỷ lệ bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn cuối dẫn đến ung thư gan khá cao.

Điều trị và phòng bệnh xơ gan

Điều trị xơ gan chỉ đạt hiệu quả cao khi được phát hiện sớm, vì vậy nếu phát hiện mình bị viêm gan mãn tính cần phòng ngay để gan không bị xơ.

Một khi gan đã bị xơ thì không có thể phục hồi như gan bình thường. Việc điều trị bệnh xơ gan chủ yếu là loại bỏ các yếu tố gây hại cho gan như rượu và một số hóa chất gây độc hại cho gan. Duy trì bồi dưỡng chức năng gan.

Vì vậy, phòng bệnh ngay từ khi gan còn khỏe mạnh là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và người thân. Cần làm tốt các điều sau:

  • Tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan virus B
  • Loại bỏ rượu, bia, thuốc lá
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Phòng tránh các bệnh giun sán
  • Hạn chế dùng các loại thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp, hàng quán vì chứa nhiều muối và mì chính (chứa nhiều natri).
  • Tránh dùng các thuốc gây hại cho gan.
  • Điều trị tốt khi bị các bệnh viêm gan cấp và mạn tính
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/năm.

Bệnh nhân xơ gan nên làm gì?

  • Khi phát hiện mình mắc bệnh xơ gan bạn cũng không nên quá lo lắng căng thẳng mà hãy tập trung vào việc điều trị tốt để tránh gây biến chứng.
  • Không tự động dùng các loại thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ
  • Có thể dùng các loại thảo dược tốt cho gan, giúp bảo vệ gan như cây nhân trần, cà gai leo, ac-ti-xô
  • Chia nhiều bữa ăn nhỏ trên ngày 5-6 lần và nên có bữa phụ lúc 9-10 giờ tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
  • Không ăn mặn, hạn chế ăn thức ăn nhiều muối vì có thẻ bị tích muối tích nước trong cơ thể gây phù trướng bụng.
  • Nếu bụng quá to thì nên uống ít nước, dưới 1lit/ ngày
  • Ăn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm từ động vật, ăn nhiều thực phẩm chứa đạm từ thực vật như đậu hà lan, đậu đen, đậu đỏ
  • Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi nguy cơ gây bệnh.
BS Minh Trần - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
Xem thêm