Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh tim mạch thường hay gặp đứng vào hàng thứ ba của các bệnh tim mạch. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và thường gây ra những trường hợp đột tử cho bệnh nhân, Phần nhiều trong số đó không biết do thuyên tắc động mạch phổi.

Những ai có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu?

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gặp ở những người có các yếu tố nguy cơ dưới đây:

- Tuổi  trên 70.

- Ung thư đang trong thời kỳ hoạt động hoặc đang được điều trị trong vòng 6 tháng nay.

- Phẫu thuật hoặc chấn thương vùng chậu hay chi dưới.

- Phẫu thuật nào cần gây mê kéo dài trên 5 giờ.

- Du lịch trên 1.000 dặm trong 12 tuần trước đó.

- Điều trị bằng estrogen/progesterone.

- Tình trạng hậu sản.

- Những tình trạng tăng đông máu do bẩm sinh hay mắc phải.

- Nằm liệt giường trên 3 ngày hoặc phẫu thuật trong vòng 4 tuần trước đó.

- Di chuyển bằng máy bay trên hành trình dài có thể gây huyết khối tĩnh mạch sâu, nhưng thường ít gặp. Đa số các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra trên những bệnh nhân trải qua phẫu thuật, đau ốm, được điều trị nội trú.

- Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu tăng cao ở người béo phì, có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim ứ huyết, có thai, cho con bú, sử dụng thuốc ngừa thai, hoặc bị viêm loét đại tràng.

Nguy cơ đột tử do thuyên tắc động mạch phổi

Biến chứng quan trọng của huyết khối tĩnh mạch sâu là thuyên tắc động mạch phổi, đó là một tình trạng tắc của động mạch phổi hay một trong các nhánh của nó, gây ra do các các cục máu đông xuất phát từ huyết khối tĩnh mạch sâu. Hiện nay, người ta thấy những trường hợp thuyên tắc phổi nặng thường xuất phát từ phần tĩnh mạch gần của chi dưới. Thuyên tắc phổi trên lâm sàng nặng hay nhẹ tùy thuộc kích thước của cục huyết khối và tình trạng tim phổi của bệnh nhân. Nguy cơ thuyên tắc phổi gia tăng trong nhiều trường hợp như ung thư và nằm bất động kéo dài.

Thường thì khoảng 60% số bệnh nhân, cục máu đông kéo dài mà không làm nghẹt lòng tĩnh mạch. Do đó, bệnh nhân có thể bị thuyên tắc phổi gây tử vong mà không có dấu hiệu hay triệu chứng tại vị trí khởi phát. Nhưng thường thì có những yếu tố khác góp vào như: sốc, nhiễm trùng, chấn thương, hay suy tim sung huyết; già, béo phì, có thai, bệnh ác tính… 40% số bệnh nhân còn lại thì huyết khối gây nghẹt lòng tĩnh mạch gây ra đau chi và phù nề…

Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 100.000 - 200.000 trường hợp tử vong do thuyên tắc phổi và chỉ có 30% được chẩn đoán trước khi chết, số còn lại chỉ được phát hiện sau khi xét nghiệm tử thi. Các triệu chứng của thuyên tắc phổi bao gồm khó thở, đau ngực khi hít vào, ho ra máu và đánh trống ngực. Các trường hợp thuyên tắc phổi nặng có thể dẫn đến hôn mê, choáng và ngưng tim đột ngột.

Các phương pháp điều trị

Phần lớn bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu đều phải nhập viện điều trị, tuy nhiên do sự tiện lợi của Heparin trọng lượng phân tử thấp, một số bệnh nhân có thể điều trị tại nhà với sự chăm sóc của nhân viên y tế gồm: huyết khối nhỏ, triệu chứng ít, có thể đi bộ được và bệnh nhân là người năng động, mang băng thun trước rồi khi phù giảm thì dùng vớ áp lực, tự chích được, tuân thủ y lệnh tốt, không có bệnh khác, không khó thở và nghi ngờ thuyên tắc phổi.

Điều trị kháng đông đầy đủ là biện pháp điều trị chính trong bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Bắt đầu bằng Heparin và sau đó là dẫn xuất coumarine để chống tái phát huyết khối.

Một phương pháp điều trị khác điều trị tiêu sợi huyết là điều trị lý tưởng để làm tiêu cục huyết khối và duy trì chức năng các van tĩnh mạch. Người ta làm một số thử nghiệm để so sánh điều trị tiêu sợi huyết và điều trị kháng đông tiêu chuẩn thì thấy huyết khối mất hoàn toàn ở 45% bệnh nhân được điều trị với tác nhân tiêu sợi huyết, trong khi chỉ 4% ở bệnh nhân dùng Heparin.

Các phương pháp điều trị xâm lấn hơn: phẫu thuật lấy huyết khối, đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới được dùng khi không sử dụng được thuốc kháng đông hoặc dùng kháng đông thất bại. Một dụng cụ lọc đặc biệt bằng kim loại có thể bảo vệ chống thuyên tắc phổi dụng cụ này được gọi là lưới lọc tĩnh mạch chi dưới được đặt vào tĩnh mạch chủ dưới. Lưới lọc tĩnh mạch chủ ngăn cản huyết khối bong ra từ các tĩnh mạch chi dưới không cho chúng về đến phổi.

Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất hiện nay là tăng cường tập thể dục bằng cách đi bộ, phát hiện sớm những trường hợp có huyết khối tĩnh mạch sâu để điều trị, vận động sớm sau phẫu thuật, sử dụng vớ y khoa, nhất là khi đi máy bay lâu trên 4 giờ cho những người có yếu tố nguy cơ, sử dụng thuốc kháng đông khi có chỉ định của thầy thuốc…

PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm