Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao cơ thể tích nước?

Khoảng 60% trọng lượng cơ thể con người là do nước, tuy nhiên, nếu cơ thể giữ quá nhiều nước, sự mất cân bằng sẽ xảy ra. Cùng tìm các các nguyên nhân gây ra tình trạng tích tụ nước cũng như giảm lượng nước dư thừa tại bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tích tụ nước?

Giữ nước trong cơ thể có thể do lựa chọn thực phẩm, thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, thuốc, lựa chọn lối sống và mang thai. Có những tình trạng bệnh lý khác có thể gây tăng cân do nước như: suy tuyến giáp, suy tim và bệnh thận.

Giảm lượng nước dư thừa

Nếu bạn cảm nhận thấy trọng lượng nước trong cơ thể tăng lên thì có một số cách lành mạnh để giải quyết sự mất cân bằng. Tuy nhiên, tập thể dục quá nhiều và đổ mồ hôi không phải là biện pháp thích hợp, vì các phương pháp này có thể làm mất nước và gây ra các biến chứng sức khỏe về ngắn hạn cũng như dài hạn.

Đọc thêm bài viết: Giúp trẻ uống nước lành mạnh

Giảm lượng muối

Theo khuyến nghị lượng muối tiêu thụ hàng ngày, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên tiêu thụ ít hơn 2.300 miligam natri/ngày. Nhiều loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn có rất nhiều natri và có thể khiến bạn đạt được lượng muối này một cách dễ dàng.

Một cách khác mà lượng natri có thể tăng lên trong suốt cả ngày đó là sử dụng đồ ăn nhẹ đóng gói như: khoai tây chiên, bánh quy, súp đã qua chế biến, bánh mì sandwich và các bữa ăn tại nhà hàng. Để giảm lượng muối, khi nêm thức ăn ở nhà, hãy chọn các loại thảo mộc và gia vị như húng quế, oregano, hương thảo hay các loại gia vị khác thay vì muối ăn.

Giảm carbohydrate

Khi bạn ăn carbohydrate, chúng sẽ được chuyển hóa thành glucose cung cấp năng lượng. Nếu glucose được sử dụng để cung cấp năng lượng, một phần của nó sẽ được lưu trữ trong các tế bào mỡ và trong gan dưới dạng glycogen.

Carbohydrate cần thiết cho việc sản xuất năng lượng trong cơ thể. Điều quan trọng là lựa chọn một cách khôn ngoan. Thực phẩm có chỉ số đường huyết từ thấp đến trung bình là một lựa chọn tốt vì chúng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì thế, bạn cần tránh hoặc tiêu thụ ít thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như khoai tây chiên, đường, mì ống làm từ bột mì trắng và bánh mì.

Một số lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp bao gồm: cám ngũ cốc, quả táo, quả cam, đậu thận, đậu đen, đậu lăng, bánh mì nguyên cám, sữa tách béo, hạt điều, đậu phộng, cà rốt.

Giảm căng thẳng

Khi cơ thể bị căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ giải phóng adrenaline và cortisol (được gọi là hormone căng thẳng). Khi điều này xảy ra, glucose tăng lên và giải phóng vào máu. Ăn uống lành mạnh, tập thể dục, thiền, viết nhật ký, ngủ đúng giờ và tập thở có thể giúp giảm căng thẳng. Ngoài ra, giảm thực phẩm và đồ ăn nhẹ có đường và nhiều chất béo cũng sẽ hữu ích.

Đọc thêm bài viết: Có nên uống nước để ngoài lâu?

Tập luyện

Tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe, giúp duy trì hoạt động, giúp lưu thông máu của cơ thể. Đổ mồ hôi vừa phải có thể làm giảm chất lỏng dư thừa, mặc dù đổ mồ hôi cũng có thể dẫn đến mất nước. Do vậy, bạn phải đảm bảo thay thế chất lỏng để duy trì sự cân bằng.

Lợi ích của việc tập thể dục bao gồm giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng, tăng cường trao đổi chất, cải thiện chức năng của cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và insulin.

Bên cạnh đó, tập thể dục cũng được biết là phương pháp giúp mọi người ngủ ngon hơn; đồng thời giảm cả adrenaline và cortisol. Đây được coi là những hormone gây căng thẳng có thể gây tăng cân. Tập thể dục làm tăng endorphin - một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng một cách tự nhiên và giúp cơ thể thư giãn

Vitamin và chất khoáng

Thực phẩm giàu kali rất hữu ích để giảm lượng nước trong cơ thể. Kali được biết là làm giảm tác dụng của natri. Thực phẩm giàu kali bao gồm bơ, nho khô, rau bina, cà chua, cam, đậu lima, quả mơ, nấm, v.v.

Mặt khác, magie và vitamin B6 cũng giúp giảm trọng lượng nước. Các nghiên cứu cho thấy cả magie và vitamin B6 đều làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt và giữ nước. Những chất bổ sung này cũng được biết là làm giảm phù và đầy bụng.

Thực phẩm có magie bao gồm đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân, hạt bí ngô, củ cải Thụy Sĩ, gạo lứt, cá hồi, chuối và socola đen. Thực phẩm có vitamin B6 bao gồm đậu garbanzo, khoai lang, cà rốt, thịt bò và cá ngừ

Bạn cần bao nhiêu nước mỗi ngày?

Theo khuyến nghị, lượng nước bổ sung lành mạnh mỗi ngày xấp xỉ là 2000 - 2500ml mỗi ngày đối với phụ nữ và khoảng 2300 - 3000ml đối với nam giới. Ước tính này có tính đến lượng chất lỏng tiêu thụ từ cả thực phẩm và đồ uống bao gồm nước. Cần lưu ý rằng 20% tổng lượng nước mà các bạn nên bổ sung đến từ các loại thực phẩm giàu nước như: dưa chuột, cần tây, nho, dứa, dâu tây, rau bina, ớt chuông, quả mọng, rau lá xanh, dưa và bí ngô.

Lợi ích của việc uống nước

Nước được biết là có tác dụng bôi trơn các khớp và mô, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hợp lý và giúp phục hồi chất lỏng bị mất do loại bỏ chất thải và đổ mồ hôi. Điều quan trọng là cần phải có đủ nước để duy trì sức khỏe tối ưu. Bên cạnh đó, uống nước cũng có thể cải thiện chức năng thận và loại bỏ natri dư thừa trong cơ thể. Nếu bạn không có đủ nước, cơ thể sẽ bị mất nước. 

Uống quá nhiều rượu và caffein có thể dẫn đến mất nước. Mất nước có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi mật và táo bón. Nhìn chung, điều quan trọng là phải uống đủ lượng nước cần thiết để duy trì sức khoẻ ổn định và giúp cơ thể có thể hoạt động bình thường.

  • Một vài lợi ích khác của việc uống nước bao gồm:
  • Mang chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào
  • Đào thải vi khuẩn từ bàng quang của bạn
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Ngăn ngừa táo bón
  • Duy trì huyết áp bình thường
  • Ổn định nhịp tim
  • Giúp khớp hoạt động trơn chu
  • Bảo vệ các cơ quan và mô
  • Điều hòa nhiệt độ cơ thể
  • Duy trì cân bằng điện giải (natri).

Tiêu thụ nước là điều cần thiết cho chức năng tổng thể của cơ thể con người. Nước rất quan trọng cho sự phát triển và hoạt động bình thường của nhiều cơ quan trong cơ thể. Bạn nên cố gắng uống đủ lượng nước khuyến nghị hàng ngày. Điều quan trọng nữa là phải chú ý đến lượng natri ăn vào, bởi ăn một chế độ ăn lành mạnh với các loại thực phẩm cung cấp vitamin và chất khoáng cần thiết giúp bạn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, tập thể dục, chế độ ăn hợp lý, ngủ đủ giấc và tham gia vào các hoạt động cũng có thể giúp ích cho cả sức khỏe tổng thể và trọng lượng nước của bạn.

Nếu bạn không xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng tích nước hoặc bạn muốn đảm bảo rằng bạn đang uống đủ nước để giữ cho cơ thể đủ nước, bạn nên đi khám với các chuyên gia để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất về tình trạng của mình.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng một lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập phù hợp với thể trạng là chìa khóa giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành. 

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Verywellhealth
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm