Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao chưa có vắc-xin phòng sốt xuất huyết ở Việt Nam?

Trên mạng xã hội lan truyền thông tin đã có vắc-xin phòng sốt xuất huyết (SXH) với nội dung: Ở nước ta nhiều người vẫn chưa biết rằng đã có vắc-xin phòng SXH.

Theo đó, tháng 6/2016, vắc-xin phòng SXH đầu tiên trên thế giới có tên gọi là Dengvaxia đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị đưa vào sử dụng. Tới tháng 3/2017, đã có 14 quốc gia đưa vào sử dụng vắc-xin này, bao gồm 3 nước ASEAN như: Thái Lan, Singapore, Philippines. Ở Philippines có thể mua vắc-xin này không cần đơn tại chuỗi cửa hàng sức khỏe Watson.

Về vấn đề này, PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay trên thế giới đang nghiên cứu và thử nghiệm vắc-xin phòng chống SXH tại châu Mỹ. Tuy nhiên, tính miễn dịch của vắc-xin phòng SXH chưa cao, vì vậy thế giới vẫn còn dè dặt khi đưa loại vắc-xin này vào thử nghiệm. Ngành y tế Việt Nam sẽ xem xét trong việc ứng dụng sao cho hiệu quả, an toàn.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế rất chú ý đến vắc-xin này. Việc ứng dụng vắc-xin phòng SXH là cần thiết bởi cả nước đã ghi nhận trên 100 nghìn ca mắc SXH, hơn 84 nghìn trường hợp nhập viện. Số ca mắc SXH so với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 48%, tử vong tăng 9 trường hợp. Tuy vậy, muốn được lưu hành tại Việt Nam thì vắc-xin này phải trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng, đánh giá hiệu quả và hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục dự kiến sẽ kéo dài hàng năm.

Cán bộ y tế dự phòng kiểm tra dụng cụ chứa nước trong nhà dân. (ảnh: báo Daklak)

Liên quan đến công tác phòng chống dịch SXH tại Hà Nội, ngày 29/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố đã thành lập được hơn 26 nghìn đội xung kích diệt bọ gậy chống SXH, với tổng số hơn 63 nghìn người tham gia; thành lập 4.638 tổ giám sát phòng, chống dịch SXH, với 9.340 người tham gia. Ðây là lực lượng nòng cốt cùng các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tham gia vào công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng, chống dịch SXH tại cộng đồng.

Các đội xung kích và các lực lượng khác đã kiểm tra được hơn ba triệu lượt hộ gia đình, hơn 5,6 triệu dụng cụ chứa nước, trong đó xử lý được gần 700 nghìn dụng cụ chứa nước có bọ gậy... Ngoài ra, các đội xung kích, tổ giám sát còn tích cực tham gia tuyên truyền, vận động người dân thực hiện vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại gia đình và cộng đồng, nhất là thực hiện đầy đủ các nội dung khuyến cáo mà các cơ quan chuyên môn đưa ra trong phòng, chống dịch bệnh SXH.

Trong một diễn biến có liên quan, để phòng chống dịch SXH bùng phát vào mùa tựu trường, hiện nay, Hà Nội đang chạy đua với thời gian trong việc hoàn thành mục tiêu phun hóa chất diệt muỗi ở 100% trường học trước ngày khai giảng năm học mới. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, cùng với việc tiếp tục tổ chức phun thuốc tại ổ dịch và diện rộng ở khu vực công cộng, Hà Nội cũng đang huy động tối đa 22 máy phun hóa chất công suất lớn, hoàn thành việc phun thuốc diệt muỗi tại 2.669 trường học trước ngày 5/9. Cùng đó, ngành y tế cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền và tăng cường phối hợp với các trường học để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa tựu trường, đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng.

Xem xét thí điểm thả muỗi Wolbachia giảm thiểu SXH ở phía Nam

Liên quan đến công tác phòng chống dịch SXH, tại Viện Pasteur TP.HCM, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tiếp đoàn nghiên cứu Úc do GS. Scott O’Neill (ĐH Monash) nhằm nghe các chuyên gia Úc trình bày dự án thí điểm mô hình thả muỗi mang tên Wolbachia pipientis - một loại vi khuẩn có trong tự nhiên để ngăn ngừa sự lây truyền của virut Dengue từ vector truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes aegypti sang người.

Theo GS. Scott, ông hy vọng sẽ được triển khai mô hình thí điểm này tại một địa phương ở phía Nam, với quy mô khoảng 300.000 dân. Qua đó, ông hy vọng sẽ chứng minh được tính hiệu quả và an toàn của biện pháp sinh học này ở một nơi gần như là trọng điểm SXH của Việt Nam.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Đại diện cho ngành y tế Việt Nam, tôi rất hoan nghênh các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đang tìm kiếm các phương pháp mới phòng chống dịch bệnh, trong đó có dịch SXH. Bộ trưởng ủng hộ việc các nhà khoa học Úc mong muốn tiếp tục nghiên cứu triển khai thí điểm và đánh giá hiệu quả phương pháp ngăn ngừa muỗi Aedes aegypti nhằm phòng chống bệnh SXH bằng muỗi mang Wolbachia. Tuy nhiên, việc triển khai như thế nào tại địa phương, nhóm nghiên cứu còn cần phải có sự chấp thuận của UBND các tỉnh và tuân theo những quy định cụ thể của Hội đồng y đức.
An Quý- SK&ĐS
Thái Bình - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

Xem thêm